Hai tàu hộ vệ Việt Nam thăm Trung Quốc

© Ảnh : Barmacode1Tàu Gepard thứ 4 của Việt Nam (vẫn mang số hiệu tạm thời 487) tiến vào vịnh Tsemes
Tàu Gepard thứ 4 của Việt Nam (vẫn mang số hiệu tạm thời 487) tiến vào vịnh Tsemes - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiến hạm 011 Đinh Tiên Hoàng và 015 Trần Hưng Đạo khởi hành tới Trung Quốc, dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân nước này, theo vnexpress.

Tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng và 015 Trần Hưng Đạo hôm qua rời quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, bắt đầu hành trình dài gần 6.700 km đến thành phố Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc.

Hai chiến hạm Việt Nam sẽ dự lễ duyệt binh trên biển kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc, góp mặt trong các hoạt động đa phương với hải quân nhiều nước trên thế giới. Đoàn công tác gồm đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, đội quân nhạc và văn công hải quân. Đại tá Nguyễn Đình Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, làm trưởng đoàn.

USS Porter - Sputnik Việt Nam
Tàu của Hải quân Nga hộ tống tàu khu trục Mỹ tiến vào biển Baltic

Ngoài các hoạt động giao lưu, chuyến đi cũng giúp nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, hiệp đồng, sẵn sàng chiến đấu, trình độ thao tác làm chủ vũ khí và trang bị kỹ thuật của Hải quân Nhân dân Việt Nam khi hoạt động dài ngày trên biển, đồng thời tích lũy kinh nghiệm tổ chức các sự kiện quốc tế.

Cuộc duyệt binh hải quân Trung Quốc sẽ diễn ra ngày 23/4 trên biển Hoàng Hải, với sự tham gia của nhiều cường quốc như Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Pakistan. Hải quân Nga dự kiến triển khai tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Gorshkov, trong khi Ấn Độ cử tàu khu trục tàng hình INS Kolkata và tàu tiếp dầu hạm đội INS Shakti.

Nhật Bản điều một tàu hộ vệ hạng nhẹ, đánh dấu lần đầu chiến hạm nước này xuất hiện ở vùng biển Trung Quốc trong 7 năm qua. Mỹ từ chối gửi tàu chiến và chỉ cử một tùy viên quân sự tới sự kiện.

Giới chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ phô diễn nhiều khí tài hiện đại như tàu khu trục hạng nặng Type-055 và tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, nhiều khả năng tàu sân bay Type-001A do nước này tự đóng sẽ không xuất hiện do đang phải chỉnh sửa sau đợt thử nghiệm trên biển.

Kỳ hạm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương, đơn vị Cận vệ huân chương Nakhimov tuần dương hạm tên lửa “Varyag”  - Sputnik Việt Nam
Các tàu hạm đội TBD Nga có chuyến thăm không chính thức tới thủ đô của Philippines

011 Đinh Tiên Hoàng và 015 Trần Hưng Đạo là hai tàu hộ vệ tên lửa Đề án 11661E "Gepard" được đưa vào biên chế Lữ đoàn 162, Hải quân Nhân dân Việt Nam vào năm 2011 và 2018. Các tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại, do Nga sản xuất theo hợp đồng ký kết với Việt Nam, nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Vũ khí chính của tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M. Tàu 015 Trần Hưng Đạo được bổ sung 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Mỗi tàu còn có thể mang theo một trực thăng Ka-28 để tăng khả năng phát hiện, tiêu diệt tàu ngầm đối phương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала