Cường kích Su-22 Việt Nam gặp nạn ở Yên Bái

© Ảnh : GDVNMáy bay Su-22 Việt Nam
Máy bay Su-22 Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trưa 23.4, tại sân bay Yên Bái xảy ra vụ tai nạn trong quá trình huấn luyện bay liên quan đến máy bay quân sự Su-22, Thanh Niên thông tin vụ việc.

Theo đó, trung tá Phan Thanh Hải, phi đội trưởng Trung đoàn không quân 921, Sư đoàn không quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân trong lúc làm nhiệm vụ huấn luyện bay đã thoát ly khỏi buồng lái khi máy bay Su-22 gặp sự cố.

Các bộ phận của máy bay Su22 rơi tại hiện trường. - Sputnik Việt Nam
Nguồn tin của Sputnik: Su-22 Việt Nam có thể rơi vì nâng cấp kém chất lượng ở Ukraina

Hiện vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Hồi tháng 7.2018, cường kích Su-22 số hiệu 8551, trung đoàn 921, sư đoàn 371 đang trong quá trình thực hành diễn tập bắn ném cũng đã gặp tai nạn trên vùng trời Làng Dừa (xã Nghĩa Yên, H.Nghĩa Đàn, Nghệ An).

Su-22 là loại máy bay chiến đấu nào?

Đây là loại máy bay do Liên Xô (cũ) sản xuất, được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230 m/s.

Về mặt hỏa lực, máy bay cường kích Su-22 được thiết kế với với 2 pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh mang 2 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).

© Ảnh : zingTrưa 26/7, trong lúc bay huấn luyện, máy bay Su-22U số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) đã mất liên lạc. Máy bay chiến đấu sau đó được phát hiện rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cường kích Su-22 Việt Nam gặp nạn ở Yên Bái - Sputnik Việt Nam
Trưa 26/7, trong lúc bay huấn luyện, máy bay Su-22U số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) đã mất liên lạc. Máy bay chiến đấu sau đó được phát hiện rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22 có thể mang được bom, rocket. Riêng biến thể Su-22M4 mang được cả vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23; tên lửa đối đất/chống radar Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28; tên lửa đối đất/đối hải Kh-29 và bom có điều khiển bằng lade, quang học. Su-22M4 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.

Máy bay Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hai phi công tử nạn trên Su-22 là vốn quý của Không quân Việt Nam

Ngoài ra, máy bay Su-22 được thừa hưởng những tính năng cải tiến trên dòng Su-17 như hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE (Sirena) và được bổ sung các khe nạp không khí (gồm cả hệ thống nạp không khí ở cánh máy bay) để tăng khả năng làm mát động cơ. Nhiều máy bay Su-22 còn được trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến và vũ khí chống radar BA-58 Vjuga.

Su-22 hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam, được biên chế cho cả 3 sư đoàn không quân 370, 371 và 372 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển.

Hầu hết các máy bay Su-22 đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 và một phần được mua từ các nước Đông Âu sau năm 1990.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала