Trừng phạt của Mỹ có triển vọng biến Iran thành cường quốc kinh tế

© AP Photo / Ebrahim NorooziVệ binh Cách mạng Hồi giáo tại cuộc diễu hành quân sự
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tại cuộc diễu hành quân sự - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Sputnik, chuyên gia Mohammad Reza Pour Ebrahimi lãnh đạo UB Kinh tế của nghị viện CH Hồi giáo Iran đã nói về thái độ của Iran trước những hứa hẹn của châu Âu thề trung thành với Kế hoạch hành động chung toàn diện và liệu có nên tin vào việc khởi động cơ chế Instex.

“Iran không trông đợi việc khởi động Instex và cho rằng người châu Âu nói chung không có ý chí thực hiện nghĩa vụ với Iran"

Theo lời vị quan chức này, Hoa Kỳ đã lên kế hoạch dùng trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran trong vòng 6 tháng, là điều đã không xảy ra:

“Người châu Âu trước năm 2018 chống lại việc khởi động đề xuất Cơ chế đặc dụng (SPV) do họ nêu ra, nhằm duy trì liên hệ thương mại-kinh tế của EU với CH Hồi giáo Iran tronng bối cảnh hiệu lực biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ. Sau đó, họ đề xuất tạo ra cơ chế Instex nhằm hạn chế hoạt động ngân hàng trong những lĩnh vực cụ thể: chỉ có khả năng giao dịch về thuốc men và sản phẩm dinh dưỡng. Như vậy nói chung là không thể chấp nhận, bởi Iran không cần đến bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào. Chúng tôi coi bước đi đó của người châu Âu như là sự từ chối thực hiện nghĩa vụ của họ với Kế hoạch hành động chung toàn diện. Iran đã tăng cường quan hệ thương mại với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và đang tích cực phát triển giao thương với các nước khác. Vì thế trong triển vọng dài hạn chính sách trừng phạt của Mỹ có thể biến Iran thành một cường quốc kinh tế”. 

iPhone X - Sputnik Việt Nam
Sản phẩm của Apple có thể bị cấm ở Iran

Về phần các công ty theo lệnh trừng phạt của Mỹ mà phải rời Iran, thì đất nước chúng tôi đã thay thế họ  bằng các công ty đối trọng. Một số được thay thế bằng cách sử dụng thành tựu kỹ thuật của các tổ chức như trụ sở xây dựng IRGC, nơi thực thi những dự án phát triển lớn nhất. Ví dụ, Công ty dầu mỏ “Persian Gulf Star” đã đảm bảo cung cấp đủ xăng dầu cho đất nước. Tất nhiên, lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến đà phát triển của ngành này, nhưng không có sa sút gì đặc biệt. Dự đoán của tôi là sau một thời gian sẽ có sự trở lại của các công ty đã rời Iran, bởi đất nước chúng tôi là thị trường mạnh và có lợi tức đầu tư cao”.

Trả lời câu hỏi về mối quan hệ kinh tế của Iran với các nước khác, Tiến sĩ Pur-Ibrahimi cho biết như sau:

“Iran sẽ duy trì quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Ví dụ, đã đạt được nhiều thỏa thuận giữa Iran và Iraq, điều này cho thấy người Iraq không  chịu tuân theo lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ chống Iran. Cũng có thể nói tương tự về Nga. Trong quan hệ kinh tế, Iran luôn dành ưu tiên cho các đồng minh và nước láng giềng và thực hiện các giao dịch thương mại-kinh tế bằng đồng euro”.  

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала