Chỉ có Nga và Canada đủ tài nguyên rừng có chất lượng phù hợp để phục hồi nhà thờ Đức Bà

© Sputnik / Dominique Boutin / Chuyển đến kho ảnhNhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Elizaveta Likhacheva, Giám đốc Bảo tàng kiến trúc quốc gia mang tên A. V. Shchusev nhận xét với Sputnik về triển vọng và khó khăn trong việc khôi phục nhà thờ chính của Pháp- nhà thờ Đức Bà Paris.

Bị hư hại trong Thế chiến thứ nhất, nhà thờ Reims (Cathédrale de Reims) đã được trùng tu bằng tiền của John Davison Rockefeller bằng cách sử dụng kèo bê tông cốt thép.

Nhà thờ Đức Bà Paris sau đám cháy  - Sputnik Việt Nam
Kiến trúc sư Vienna dự đoán thời hạn tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris

Sau vụ hỏa hoạn năm 1972 tại Nhà thờ Nantes (Cathédrale de Nantes) không còn sót lại một cái kèo gỗ nào.

«Ở nhà thờ Reims và Nantes, bê tông đã được sử dụng để phục chế vì lý do đơn giản: không có gỗ. Ngay cả khi các thánh đường được hoàn thành trong thế kỷ XV-XVI, các nhà xây dựng cũng gặp phải vấn đề nghiêm trọng với vật liệu xây dựng. Các súc gỗ không chỉ có độ dài nhất định, mà còn có chất lượng nhất định và từ giống  cây  cụ thể».

"Bây giờ  chỉ còn hai quốc gia còn lại trên thế giới có đủ tài nguyên rừng và có thể cung cấp nguyên vật liệu cho Nhà thờ Đức Bà Paris: đó là Canada (và một phần của Hoa Kỳ) và Nga".

Loại sồi Relict gần như đã biến mất. Khu rừng di tích, nơi từng bao phủ toàn bộ lãnh thổ châu Âu - từ Đại Tây Dương đến dãy núi Ural -  giờ chỉ còn một mảnh nhỏ, hiện được gọi là Rừng Belovezdskaya.

Nhà thờ Đức Bà Paris  - Sputnik Việt Nam
Kiến trúc sư Việt Nam ứng tuyển thiết kế lại Nhà thờ Đức Bà Paris

«Chuyển sang dùng vật liệu mới là một điều cần thiết. Không còn lựa chọn nào khác».

«Có thể kiểm tra bê tông sẽ hoạt động như thế nào sau 500 năm, nếu chờ đủ 500 năm. Không có cách nào khác để đảm bảo cấu trúc của vật liệu composite mới hoặc bê tông và nhựa xây dựng  sẽ xử sự ra sao (các  phương án chọn như vậy cho dầm kèo cũng được xem xét ».

«Khi chúng ta nói về sự  khôi phục các công trình kiến ​​trúc thời trung cổ , ví dụ như Nhà thờ Đức Bà , nhiều người có mối quan ngại mạnh mẽ về tình trạng xây dựng của những chiếc dầm kèo, dựa trên mái vòm. Mái vòm đã gây lo ngại ngay cả trước thảm kịch xảy ra, đó là lý do tại sao  với  giai đoạn đầu tiên của công việc — là củng cố nóc nhọn -  việc dựng giàn giáo xây dựng, vẫn sống sót sau vụ cháy».

«Tôi bối rối bởi cuộc thi kiến ​​trúc quốc tế đã được công bố. Khi chúng ta nói về sự can thiệp của các kiến ​​trúc sư mới và nói đến cuộc thi, thì chúng ta không còn nói về việc phục hồi nữa, mà là đang nói về « nỗ lực cập nhật di sản», điều mà tính đến hoàn cảnh, có lẽ không ai sẽ nghiên cứu thiết kế nhà thờ  nguyên bản, mục đích chính của việc khôi phục .... Không có gì để  xem xét ”.

Ví dụ về  trận luận chiến xung quanh « cập nhật di sản» tại Paris

Kim tự tháp kính của bảo tàng Louvre ở Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris sau đám cháy  - Sputnik Việt Nam
Cảnh sát Paris nêu nguyên nhân có thể của vụ cháy ở Nhà thờ Đức Bà Paris

Những người ủng hộ dự án Yong Min Peyya  lập luận rằng  cấu trúc bằng kính sẽ bổ sung và hiện đại hóa kiến ​​trúc của bảo tàng nổi tiếng. Đối thủ của họ nhấn mạnh rằng phong cách hiện đại sẽ làm hỏng vẻ ngoài thẩm mỹ của Louvre. Đồng thời, nhiều tòa nhà của bảo tàng đã được dựng lên trong các thời đại lịch sử khác nhau và có  phong cách thiết kế không đồng bộ.

Trong Palais-Royal (Cung điện Hoàng gia) , trên  sân Cour d'honneur  có những hàng cột rõ ràng không đều nhau với các sọc dọc màu đen và trắng. Tác phẩm nghệ thuật hiện đại này được đặt tên theo tác giả của nó: Cột Buren. Nhiều nhà hoạt động  cộng đồng cũng như chính trị gia và công dân bình thường đã phản đối sự xuất hiện của  tác phẩm điêu khắc hiện đại ở một nơi không phù hợp, như họ lập luận, cho các thử nghiệm nghệ thuật.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала