'Phi thuyền không gian' đầu tiên của Việt Nam sắp đưa người lên không trung

© Ảnh : VTCPhạm Gia Vinh và cộng sự thiết kế phi thuyền
Phạm Gia Vinh và cộng sự thiết kế phi thuyền - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Phi thuyền không gian" đầu tiên của Việt Nam do nhóm kỹ sư Việt trẻ sẽ đưa người vào không gian hôm 27/4, VTC News đưa tin.

Nhà khoa học trẻ Phạm Gia Vinh cùng nhóm nghiên cứu của Công ty Cổ phần Đông Giang Việt Nam đang ở thị trấn Alice Spring (Australia) để sẵn sàng cho lần bay tiếp theo của "phi thuyềnkhông gian", tên gọi đầy đủ là khí cụ bay tầng bình lưu vào không trung trong hai ngày tới.

Thành công với thiết bị bay với trần lên tới 23 km. - Sputnik Việt Nam
Sẽ cấp phép bay cho ‘phi thuyền không gian’ đầu tiên của Việt Nam?

Trước đó, anh và cộng sự đã chế tạo thành công khí cụ bay có trọng lượng 600 kg, trần bay từ 30 đến 50 km khiến dư luận bất ngờ.

Đúng 6h ngày 27/4 giờ địa phương, tức khoảng 3h30 giờ Hà Nội, thiết bị bay sẽ đưa phi công vào tầng bình lưu, dự kiến độ cao bay 22km. Ban đầu nhóm định thực hiện việc này hôm 24/4 nhưng bị hoãn lại do yêu cầu từ kiểm soát không lưu.

Địa điểm đưa "phi thuyền không gian" của Việt Nam vào không gian là khu vực sa mạc 20km về phía nam của Alice Springs, Australia. Lần bay này dự kiến kéo dài 2 tiếng đồng hồ, với mục đích khẳng định độ ổn định của thiết bị đảm bảo an toàn cho người bên trong.

© Ảnh : khoahoc.tvPhạm Gia Vinh và thiết bị bay có trần bay gần 30 km do anh và các cộng sự nghiên cứu chế tạo.
'Phi thuyền không gian' đầu tiên của Việt Nam sắp đưa người lên không trung - Sputnik Việt Nam
Phạm Gia Vinh và thiết bị bay có trần bay gần 30 km do anh và các cộng sự nghiên cứu chế tạo.

Tất cả các bước chạy thử hệ thống dưới mặt đất, bao gồm cả việc có phi công bên trong đã được hoàn thiện xong vào cách đây mấy ngay. Toàn bộ thiết bị cũng sẽ được chuyển ra khu vực bay để triển khai chờ", anh Vinh nói.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam được phóng lên từ tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản và đã tách thành công khỏi tên lửa - Sputnik Việt Nam
Phút ‘nín thở’ khi vệ tinh của Việt Nam bay vào quỹ đạo

"Năm ngoái nhóm không thực hiện kế hoạch được vì lý do thời tiết chuyển xấu nhanh. Sau một năm chờ đợi, cũng là thời gian để suy xét, kiểm tra và kiểm điểm lại toàn bộ quy trình và hệ thống, năm nay bằng mọi giá chúng tôi sẽ đưa người lên không gian nhưng vẫn sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho phi công", anh Vinh nhấn mạnh.

Dự án chế tao khí cụ bay tầng bình lưu được liên kết với công ty IN.Genius của Singapore. Phi thuyền của nhóm đã bay thử nghiệm thành công lần đầu tiên tại Alice Spring vào ngày 16/5/2016, ở trần bay 25 km.

Tháng 5/2017, phi thuyền không gian được Australia cấp phép bay thử nghiệm giai đoạn 2, giai đoạn mang theo người vào không gian. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong việc thử nghiệm các khí cụ bay do công ty Đông Giang của Phạm Gia Vinh và các kỹ sư người Việt chế tạo. Bởi việc cấp phép cho các thiết bị bay không người lái thực hiện ở giai đoạn 2 ở một quốc gia phát triển như Australia là việc không hề đơn giản.

Thạc sỹ Phạm Gia Vinh cho biết, để thiết bị không người lái của anh được bay thử nghiệm ở Australia, đòi hỏi phải đáp ứng được những điều kiện khắt khe nhất theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bay lên Việt Nam: Vệ tinh MicroDragon giúp nâng hạng về công nghệ vệ tinh

Mang thành công chuột vào không gian

Ngày 13/5/2015, 'phi thuyền' do Phạm Gia Vinh làm kiến trúc sư trưởng chế tạo đã mang thành công chuột vào không gian ở độ cao 29,5km trong cuộc thử nghiệm bay tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ).

Sau gần 2 tiếng đồng hồ bay ở độ cao cận vũ trụ, đi qua cả giới hạn Armstrong (độ cao mà áp suất không khí cực thấp) bằng cách sử dụng kinh khí cầu tầng bình lưu, phi thuyền mang theo 3 con chuột trở về trái đất an toàn trong niềm vui bất tận của nhóm nghiên cứu, chế tạo.

Các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam khẳng định, chiếc "phi thuyền" không gian của Phạm Gia Vinh và nhóm kỹ sư hàng không Việt sở hữu những tính năng vượt trội, là cánh cửa mở ra cơ hội to lớn trong nghiên cứu công nghệ vũ trụ.

Với trần bay cao từ 30-50km, thiết bị cho phép thực hiện các thí nghiệm y học, môi trường, nghiên cứu khí quyển cao của trái đất, gửi dữ liệu, ảnh đa phổ trực tiếp về hiện trường.Các nhà khoa học có thể tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam được phóng lên từ tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản và đã tách thành công khỏi tên lửa - Sputnik Việt Nam
Xem vệ tinh Việt Nam tách khỏi tên lửa, bay vào quỹ đạo (Video)

Đồng thời, thiết bị này sẽ giúp các nhà khoa học dễ dàng quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão ở độ cao này. Ưu điểm của thiết bị là có thể chuyển dữ liệu về nhanh hơn vệ tinh bằng cách gửi trực tiếp hình ảnh thu thập được về trái đất.

Trong lĩnh vực an ninh thông tin, khi vệ tinh hỏng có thể sử dụng khí cụ bay như một trạm thu, phát sóng trong thời gian một tuần để phục vụ sửa chữa. Bên cạnh đó, nó có thể được dùng làm các hệ thống radar phục vụ cho quốc phòng và nghiên cứu khoa học.

Sản phẩm vượt trội nhưng Việt Nam chưa cấp phép?

Từ trước đến nay, Việt Nam chưa từng có một khí cụ bay dân sự nào có thể đạt đến trần bay 30km. Chiếc "phi thuyền" của nhóm Phạm Gia Vinh đã vượt xa tầm hoạt động của các máy bay dân dụng, sánh ngang với một số ít quốc gia phát triển sở hữu công nghệ chế tạo khí cụ bay có trần bay trên 30 km như Mỹ, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ấn Độ…

Các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam khẳng định, chiếc "phi thuyền" không gian của Phạm Gia Vinh và nhóm kỹ sư hàng không Việt sở hữu những tính năng vượt trội, là cánh cửa mở ra cơ hội to lớn trong nghiên cứu công nghệ vũ trụ.

Chụp, trinh sát bằng UAV là một bước quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và bản đồ 3D có độ chính xác cao phục vụ mục đích quân sự. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ứng dụng UAV viễn thám và vệ tinh VNREDSat-1 cho nhiệm vụ quân sự

Ngày 6/4/2015, Bộ trưởng KH&CN khi đó là ông Nguyễn Quân và các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về khoa học hàng không đã có cuộc gặp gỡ cởi mở với Phạm Gia Vinh và nhóm kỹ sư người Việt chế tạo "phi thuyền không gian".

Sau khi nghe Phạm Gia Vinh trình bày, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng sẽ còn nhiều việc phải làm để đưa sản phẩm này ứng dụng ra thực tế nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ sẵn sàng hỗ trợ tối đa để phát triển công trình này.

Bộ trưởng Quân gợi ý việc có thể đưa thiết bị của Vinh thử nghiệm để nghiên cứu đường đi, cường độ của các cơn bão khi mùa mưa bão ở Việt Nam.

Tháng 8/2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến cho phép bay trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty CP nghiên cứu phát triển Đông Giang Việt Nam do Phạm Gia Vinh điều hành, quản lý.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, cấp phép bay thử nghiệm trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty trên theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau 2 năm, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn chưa cấp phép cho khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty CP nghiên cứu phát triển Đông Giang Việt Nam có dịp thử nghiệm ở Việt Nam.

Vệ tinh - Sputnik Việt Nam
10 năm sau phóng vệ tinh Vinasat - Việt Nam khẳng định chủ quyền không gian

Điều này khiến nhiều nhà khoa học cũng bày tỏ sự băn khoăn khi "phi thuyền không gian" này đã được cấp phép và bay thử nghiệm thành công ở nhiều nước trên thế giới khi đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Trăn trở bao giờ "phi thuyền không gian" được ứng dụng tại Việt Nam

Liên quan đến thắc mắc của nhiều người là vì sao không thấy tên công ty "Đông Giang Việt Nam" xuất hiện trên thông tin của Singapore. Anh Vinh cho biết, Singapore là bên bỏ tiền đầu tư chính nên họ có toàn quyền sử dụng tên tuổi, hình ảnh liên quan đến dự án này, và bản thân tên dự án cũng là "1S2S - First Singaporian to Space" nên dễ hiểu rằng họ muốn được xem là dự án của Singapore.

Anh Vinh cho biết rất muốn triển khai bay ở Việt Nam để Việt Nam cũng được mang tên, nhưng việc này còn vấp nhiều khó khăn liên quan đến cơ chế đầu tư cho lĩnh vực Hàng không Vũ trụ.

Phạm Gia Vinh là là cái tên trở nên quen thuộc với nhiều người khi gắn liền với máy bay không người lái. Anh đam mê máy bay từ nhỏ, nên điều mà nhà khoa học sinh năm 1982 quan tâm là bao giờ thiết bị và công nghệ như dự án mà anh đang thực hiện được ứng dụng tại Việt Nam.

"Tại sao thế giới quan tâm, Việt Nam thì không", nhà khoa học trẻ nói và hy vọng sản phẩm do anh chế tạo có thể đưa vào ứng dụng thực tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала