Bệnh ung thư ở trẻ em: có phải lỗi do thụ tinh nhân tạo?

© Sputnik / Igor Onuchin  / Chuyển đến kho ảnhThụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang đến nhiều giải pháp cho các cặp vợ chồng không thể có em bé theo phương pháp tự nhiên. Thủ thuật phổ biến nhất trong vài thập kỷ qua - thụ tinh trong ống nghiệm (EKO), là một trong số đó.

Tuy nhiên, thành tựu của phương pháp này khiến giới khoa học nghi ngại. Theo những phát hiện gần đây của họ, "trẻ em từ ống nghiệm" có nguy cơ mắc ung thư gan nhiều hơn.

Vấn đề gây lo ngại cho các nhà khoa học từ Đại học Minnesota. Họ đã thực hiện công trình nghiên cứu mở rộng nhất từ trước cho đến nay, trong đó số trẻ em  tham gia gấp 2,5 lần. Nhóm chuyên viên đã phân tích tình trạng sức khỏe của những trẻ em sinh từ năm 2004 đến năm 2013 ở Mỹ. Tham gia nghiên cứu có 275 686 ngàn đứa trẻ ra đời thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và 2 266 847 nghìn anh chị em của họ, được thụ tinh bằng biện pháp tự nhiên. Kết quả cho thấy trong nhóm đầu tiên xác nhận có 321 trường hợp mắc bệnh ung thư và trong nhóm thứ hai - 2024. Tỷ lệ phần trăm tổng số chẩn đoán tương tự trong nhóm in vitro lên tới 251,9 trên 1 triệu, trong nhóm trẻ em sinh ra bằng phương pháp tự nhiên 192,7 trên 1 triệu.

Như vậy, nguy cơ phát triển ung thư ở "trẻ em từ ống nghiệm" cao hơn 17%. Đặc biệt, trong nhóm này, xác suất trẻ em bị ung thư gan cao hơn 2,5 lần. Không có ghi chép trường hợp tăng nguy cơ liên quan đến các loại bệnh ung thư khác. Theo giải thích của giáo sư nghiên cứu Logan Spector, cũng không thể tìm ra chính xác điều gì gây ra bệnh ung thư ở những đứa trẻ này: thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản của cha mẹ trẻ em.

Trước đó, các nhà nghiên cứu tiếng Anh cũng đưa ra kết luận tương tự. Nhóm chuyên gia tại Viện Sức khỏe trẻ em Luân Đôn đã so sánh số liệu thống kê về bệnh ung thư ở trẻ em với thông tin từ Trung tâm thụ tinh và phôi học của Vương quốc Anh. Trên cơ sở dữ liệu nhận được ở "trẻ em từ ống nghiệm" cũng có nguy cơ mắc bệnh gepatoblastoma (ung thư gan) cao hơn, và bên cạnh đó, có cả rhabdomyosarcoma (ung thư mô mềm). Trong khi đó, ở những đứa trẻ này hầu như không phát triển bệnh bạch cầu, u nguyên bào thần kinh, u nguyên bào võng mạc, u hệ thống thần kinh trung ương, cũng như khối u tế bào mầm hoặc u thận.

Các nhà khoa học Thụy Điển Bức vẽ ra bức tranh bi quan hơn. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Lund, nghiên cứu dữ liệu về hơn 26 ngàn trẻ em thụ tinh "từ ống nghiệm" đi đến kết luận rằng EKO làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở những đứa trẻ như vậy ở mức 42%.

© Sputnik / Igor Onuchin / Chuyển đến kho ảnhThụ tinh nhân tạo
Bệnh ung thư ở trẻ em: có phải lỗi do thụ tinh nhân tạo? - Sputnik Việt Nam
Thụ tinh nhân tạo

Bác sĩ phụ khoa- sinh sản của hệ thống trung tâm sinh sản và di truyền học NOVA CLINIC Inna Zorina không nhìn thấy điều gì bất thường trong hiện tượng "bất nhất" khoa học tương tự.

«Trên thực tế, có những công trình độc đáo về chủ đề này, tuy nhiên kết quả thu được từ các tác giả khác nhau có mâu thuẫn. Tại thời điểm hiện nay, sự so sánh của các nghiên cứu khoa học đa trung tâm không hoàn toàn xác nhận sự việc có nguy cơ phát triển các bệnh ung thư ở trẻ em vì  EKO. Không có cơ sở dữ liệu toàn cầu nào về tình trạng sức khỏe của « trẻ em ống nghiệm», mà cũng nghi ngờ về kết quả nêu trên»,- chuyên gia lưu ý trong phần bình luận với Sputnik.

Theo ý kiến của cô, không thể nói về những rủi ro tuyệt đối của việc phát triển các bệnh ung thư ở «trẻ em ống nghiệm» tại thời điểm hiện nay. Các nguyên nhân gây ung thư như một nhóm bệnh toàn cầu và không đồng nhất cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

«Có những dự đoán và giả thuyết giải thích nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, khi trong một số trường hợp, căn bệnh này do người bệnh tự kích hoạt. Ngoài ra, lý do có thể được xem xét là khuynh hướng di truyền hoặc bẩm sinh, các đột biến khác nhau. Cần lưu ý rằng một số vi-rút có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh ung thư », - Inna Zorina giải thích. 

Theo lời cô, việc cho rằng nguy cơ ung thư ở trẻ em  ra đời bằng phương pháp EKO là không đúng, song song với các thủ thuật mà bố mẹ các em đã trải qua với vấn đề với thụ tinh - ví dụ, về việc hooc mon ảnh hưởng đến cơ thể trong quá trình chuẩn bị cho thủ thuật in vitro. 

nhà khoa học - Sputnik Việt Nam
Cơn lốc ung thư ở Việt Nam: Trẻ em mắc bệnh tăng đột biến, phát hiện thì đã muộn

"Tất cả các liệu trình và thao tác liên quan đến toàn bộ quá trình công việc của bác sĩ phụ khoa- sinh sản và  chuyên viên cấy thai trước khi đưa vào thực hành lâm sàng rộng rãi vượt qua thử nghiệm sơ bộ bắt buộc trong một số giai đoạn, nhận được sự chấp thuận của các ủy ban đạo đức.Việc chỉ định thuốc hooc mon cần thiết loại trừ mọi nguy cơ gây hại cho cơ thể người mẹ và con – người đối thoại với Sputnik giải thích rõ. - Liệu pháp nội tiết tố cá nhân trong các chương trình Công nghệ sinh sản bổ sung cũng được xác định bằng các xét nghiệm dài hạn tổng bộ và dựa trên các khuyến nghị lâm sàng chung. Dữ liệu của sự kiện loại trừ nguy cơ ung thư ở trẻ em, liên quan đến việc bố mẹ  trải qua các thủ tục EKO".

Nhà sinh sản học Nga  cho rằng rủi ro không liên quan đến thủ tục thụ tinh nhân tạo, mà liên quan đến với các bệnh lý chưa xác định trong cơ thể của cha mẹ  khi họ tiếp cận phương pháp thụ tinh này. Bởi vì trong thời gian diễn ra chương trình thụ tinh nhân tạo, bác sĩ chỉ làm việc với vật liệu di truyền thu được từ cơ thể của người phụ nữ và  người đàn ông, và quá trình thụ tinh nhân tạo thực hiện trong điều kiện in vitro (trong ống nghiệm).

"Cần phải hiểu rằng các cặp vợ chồng đã đăng ký điều trị theo chương trình EKO thường thuộc nhóm tuổi sinh sản  tương đối muộn, họ có một số bệnh phức tạp có thể ảnh hưởng xấu đến việc mang thai, sinh con và tình trạng sức khỏe của chính đứa trẻ”,- Inna Zorina nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала