Giá điện tăng vọt, EVN có minh bạch?

© Ảnh : Ngoc Thang/Thanh NiênKỹ sư kiểm tra điện
Kỹ sư kiểm tra điện - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Trí Long chia sẻ trên GDVN, biểu giá điện hiện nay bất hợp lý nên "nhà đèn" có lợi, còn người tiêu dùng chịu thiệt.

Sau khi ngành điện công bố tăng giá 8,36% từ 20/3, nhiều hộ gia đình giật mình khi nhận được thông báo hóa đơn điện tháng 4 tăng vọt so với mấy tháng trước đó.

Xin mật hoá thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN, hay là…? - Sputnik Việt Nam
Xin "mật hoá" thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN, hay là…?

Tập đoàn Điện lực (EVN) thông báo, giá bán điện sau ngày 20/3 chỉ tăng từ 8,33 - 8,4%, nhưng thực tế người dân đang phải trả chi phí theo 6 bậc, giá điện tăng giữa bậc này với bậc kế tiếp lại không hề thấp.

Cụ thể giá điện được áp dụng tăng được chia thành 6 bậc theo chỉ số sử dụng từ kwh 0-50 kwh, từ 51-100 kwh, từ 101-200 kwh, từ 201-300 kwh, từ 301-400 kwh và từ 401 kwh trở lên.

Tương ứng, mức giá lần lượt sẽ được tính là 1.678 đồng/kwh, 1.734 đồng/kwh, 2.014 đồng/kwh, 2.536 đồng/kwh, 2.834 đồng/kwh, 2.927 đồng/kwh và 2.461 đồng/kwh.

Giá điện từ bậc 2 lên bậc 3 cao hơn đến 16,15%, giá điện sinh hoạt từ bậc 3 lên bậc 4 tăng gần 25,92%, từ bậc 4 lên bậc 5 tăng 11,75%...

Theo nhiều chuyên gia, bản chất của giá điện người dân đang phải chịu tăng lũy kế theo nhu cầu sử dụng chứ không chỉ tăng tỷ lệ 8,36% như "nhà đèn" nói.

Công nhân kiểm tra điện EVN  - Sputnik Việt Nam
"Sao chúng tôi phải bù lỗ cho ngành điện?": EVN trần tình lý do tiền điện tháng 4 tăng chóng mặt

Một ví dụ để thấy một hộ gia đình chỉ có 2 vợ chồng, 2 con, mức tiêu thụ bình quân trên 201 kWh. Mức sử dụng này được áp theo giá bậc 4 từ 201 - 300 kWh/tháng và đã lên hơn 2.800 đồng/kWh thay vì tính theo bậc 1 từ kwh 0-50 kwh là 1.678 đồng/kwh.

Không chỉ muốn đóng dấu “mật” giá điện, Bộ Công thương còn muốn đưa lợi nhuận định mức của EVN cố định vào công thức tính giá bán lẻ điện bình quân.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài Chính) cho rằng:

“Việc EVN tăng giá điện 8,36% chắc chắn có cơ quan chức năng thẩm định. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới họ có thêm một khẩu thẩm định lại lần nữa do một đơn vị tư vấn độc lập thẩm định xem có đúng hay không?

Còn nước ta chưa có đơn vị nào độc lập không thuộc nhà nước đủ khả năng để làm việc đó.

Kỹ sư EVN sửa chữa lưới điện - Sputnik Việt Nam
Dân hốt hoảng với hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVN lên tiếng giải thích

Ngành điện là ngành phức tạp, đơn vị thẩm định phải hiểu sâu, làm khách quan. Chi phí nào hợp lý anh mới được tính, còn chi phí nào không hợp lý thì không được tính”.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, EVN hiện đã chuyển sang Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, nhưng việc đề xuất, thẩm định vẫn phải qua Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương.

Đó vẫn là những cơ quan nhà nước, còn thiếu một đơn vị độc lập thẩm định lại. Bởi vậy, EVN đề xuất tăng giá, đến phê chuẩn giá điện tăng như vừa qua khó thuyết phục dư luận.

© Ảnh : Tạp chí Điện tử Đảng Cộng sảnPhó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
Giá điện tăng vọt, EVN có minh bạch? - Sputnik Việt Nam
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)

Phó Giáo sư Ngô Trí Long cho rằng: “Ít nhiều thì người tiêu dùng cũng băn khoăn vì EVN thời gian vừa qua gặp không ít vấn đề như bị truy thu hơn 1.900 tỷ đồng, hay vấn đề đầu tư ngoài ngành.

Giá điện được điều chỉnh lên mức bình quân là 1.720 đồng/kWh - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Tăng giá điện, "chúng ta như con tin của EVN"

Hơn nữa, EVN đưa ra lý lẽ tăng giá điện là so sánh giá điện của nước ta vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Lý lẽ này không thuyết phục và so sánh như vậy rất khập khiễng, bởi thu nhập, đồng lương của người Việt thấp hơn họ.

Điểm thứ hai, nhiều nước không có hoặc ít thuỷ điện nên phải dùng cả khí, gá... chi phí sẽ rất cao. Nước ta có nhiều thuỷ điện, liệu tổn thất điện năng của nước ta có bằng họ không?

Chất lượng dịch vụ của mình có bằng của họ hay không?”.

Chuyên gia Ngô Trí Long cũng đặt vấn đề:

“Như nhiều nước trên thế giới, những ngành độc quyền, doanh nghiệp cũng không được định giá mà nhà nước quy định. Như lĩnh vực điện ở nước ta vẫn là ngành độc quyền, bởi vậy nhà nước sẽ định giá làm sao để giá điện sát với giá thị trường, cũng như tính cho doanh nghiệp những chi phí hợp lý. Nếu tính giá cho doanh nghiệp cao sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, còn tính giá thấp doanh nghiệp sẽ lỗ, ảnh hưởng đến sản xuất. Điểm bất hợp lý hiện nay đối với ngành điện chính là biểu giá điện”.

Nói về điểm bất hợp lý trong biểu giá điện của EVN, ông Long phân tích:

EVN - Sputnik Việt Nam
Tại sao EVN lãi lớn vẫn tăng giá điện?

“Chính phủ quy định giá bán lẻ điện bình quân 1.864,44 đồng/kWh. Quy định như vậy tức anh phải đảm bảo toàn bộ sản lượng điện doanh nghiệp bán ra so với doanh thu chi cho sản lượng điện bằng với giá bán lẻ điện bình quân. Nhưng với biểu giá điện hiện nay có lợi cho EVN.

Trong khi đó, nhà nước yêu cầu giá điện đảm bảo cả an sinh xã hội. Điều này có nghĩa giúp, hỗ trợ người nghèo vì thế mà ngành điện dành 2 bậc giá bán lẻ thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân cho nhóm đối tượng này.

Như vậy, những người nghèo, dùng ít thì càng có lợi, còn dùng nhiều phải trả giá cao theo bậc lũy tiến.

Thứ 2, khả năng, nguồn sản xuất điện có hạn nên không khuyến khích người dân sử dụng nhiều điện.

Thứ 3, nguồn sản xuất ra điện năng không phải vô hạn, và để bảo vệ môi trường, nhà nước cũng không khuyến kích sử dụng nhiều điện. 

Chính vì vậy, sử dụng càng nhiều điện người tiêu dùng càng phải trả giá cao”.  

Phó Giáo sư Ngô Trí Long chỉ rõ: “Tính giá điện theo bậc lũy tiến hợp lý khi tổng doanh số bán ra chia cho tổng sản lượng phải bằng với giá bình quân.

Nhưng với biểu giá hiện nay của EVN, bình quân một gia đình bình thường tiêu thụ khoảng 200-300 số điện đã bị áp dụng biểu giá ở mức quá cao so với mức giá điện bình quân.

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia Nga (FSK EES) - Sputnik Việt Nam
FSK Nga và EVN NPT Việt Nam hợp tác trong việc cung cấp điện

Biểu giá điện chỉ có lợi cho nhà đèn, không phản ánh đúng giá điện bán lẻ bình quân”.

Một lần nữa, Chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh: “Biểu giá điện hiện nay do EVN xây dựng rất bất hợp lý, không phản ánh đúng như Chính phủ đã quy định giá điện bán lẻ bình quân. Nhà đèn đang bán điện cao hơn giá bán lẻ bình quân”.

Vì vậy, Phó Giáo sư Ngô Trí Long khẳng định, dù ngành điện công bố tăng 8,36%, nhưng người dân phản ánh chi phí phải trả tăng vọt là đúng. Nhà đèn lý giải tháng 4 nhiều gia đình phải trả hóa đơn tiền điện cao hơn có một số nguyên nhân như giá bán lẻ bình quân tăng, nắng nóng... nhưng cũng không thuyết phục.

“Cách tính biểu giá điện của EVN có công khai, nhưng chưa minh bạch. Công khai bao nhiêu người dân biết bấy nhiêu, còn minh bạch thì mới phản ánh đúng bản chất vấn đề. Ví dụ đơn giản, anh thu nhập 10 đồng, nhưng anh chỉ công khai 5 đồng, như vậy là không minh bạch”, ông Long nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала