'Độc quyền trong ngành điện đã ăn sâu bén rễ': Phải phá bỏ

© Ảnh : TPOKỹ sư điện EVN
Kỹ sư điện EVN  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo chuyên gia Ngô Đức Lâm, phải phá bỏ độc quyền trong ngành điện ở Việt Nam thì mới giải quyết được nhiều vấn đề, chuyên gia phát biểu trên báo Đất Việt.

Phát biểu của người nắm giữ thế độc quyền

Giá điện được điều chỉnh lên mức bình quân là 1.720 đồng/kWh - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Tăng giá điện, "chúng ta như con tin của EVN"

Trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tới đây khi có thị trường điện cạnh tranh, không còn giá điện bậc thang, giá điện sẽ lên, không có xuống. Đồng thời, ông khẳng định, nếu giải tán EVN hoặc giải tán các doanh nghiệp nhà nước đang làm điện thì giá điện tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay.

Theo chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm (Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam) cho rằng, bởi EVN là đơn vị đang nắm giữ thế độc quyền trong ngành điện Việt Nam nên đại diện của tập đoàn này mới phát biểu thế.

"Nếu có như Phó Tổng Giám đốc EVN nói thì hãy cứ để thị trường điện cạnh tranh đi. Khi có nhiều người bán, cạnh tranh nhau, một mình anh muốn tăng cũng khó bởi nếu tăng thì không bán được hàng", ông nói.

Trước phản ứng của khách hàng về hóa đơn tiền điện tháng 4/2019 tăng mạnh so với tháng trước, đại diện EVN đã thừa nhận tổng số tiền điện của kỳ hóa đơn tháng 4/2019 của các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước ít nhất trên 35%.

Lý do được EVN đưa ra là do dùng nhiều và giá điện tăng. Tuy nhiên, theo chuyên gia Ngô Đức Lâm, lý do EVN đưa ra chỉ đúng một phần, cái mà họ không chỉ ra đó là người dân phải trả tiền điện giá cao (tăng 8,36%) không phải theo giá bình quân mà được tính lũy tiến theo 6 bậc thang.

Công nhân điện lực  - Sputnik Việt Nam
Kêu "lỗ nặng nề" nhưng lại gửi 42.000 tỷ đồng không kỳ hạn ở ngân hàng: EVN lên tiếng trần tình

"Biểu giá điện 6 bậc ban đầu được nói rất rõ là để tiết kiệm điện, hỗ trợ người nghèo nhưng thực tế bây giờ không phải thế. Người dân tiết kiệm điện, không muốn dùng nhiều vì như vậy phải trả giá cao, nhưng vì nắng nóng nên bắt buộc phải dùng. Phải coi nắng nóng là thiên tai, giống như lũ lụt... Khi xảy ra thiên tai, nhiều nước giảm bớt tiền điện để chia sẻ với người dân vốn đã khổ sở vì nắng nóng. Chẳng hạn, tại Ấn Độ, Nhà nước lắp điều hòa lớn trong hội trường để người dân vào đó trốn nóng. Nhưng ở Việt Nam, khi nắng nóng thì phải trả tiền điện ở bậc thang cao, cùng với đó giá điện lại tăng 8,36% , kết quả là phải trả gấp rưỡi, gấp đôi tiền điện. Rõ ràng, chính sách xã hội về vấn đề giá điện là chưa đúng.

Tôi không trách EVN vì người kinh doanh lãi được càng cao thì càng mừng nhưng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương là đơn vị quản lý nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng đồng thời cũng phải nghĩ đến quyền lợi của người dân. Trong hoàn cảnh thiên tai nên giúp người dân thoát ra thiên tai đó để họ phần nào đỡ khổ, đằng này thấy thiên tai mà lại kinh doanh lãi lời trên đó thì không nên", ông Ngô Đức Lâm phân tích.

Minh bạch, phá bỏ độc quyền

EVN cho biết lãi 2.600 tỷ đồng trong năm 2016 nhưng vẫn lỗ ở lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện. - Sputnik Việt Nam
EVN thừa nhận hóa đơn tiền điện tăng ít nhất 35%

Theo chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm, doanh nghiệp có quyền của doanh nghiệp, Nhà nước không can thiệp cụ thể vào vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp; khi đầu vào thay đổi thì đầu ra cũng thay đổi. Tuy nhiên, vì điện có liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế nên việc kinh doanh ngành điện phải có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này đã được ghi rõ trong Luật Điện lực.

Bên cạnh đó, Nhà nước không đặt ra giá mà để các nhà kinh doanh điện cạnh tranh với nhau. Chẳng hạn, cùng nhập các thiết bị nhưng doanh nghiệp nào sản xuất rẻ hơn. Về nguyên tắc, có nhiều đơn vị sản xuất điện chứ không phải chỉ có mình EVN.

Thực tế, ở Việt Nam không hoàn toàn chỉ có một mình EVN sản xuất điện, bởi còn có TKV, PVN, nhưng thực chất những nhà đầu tư đó cũng là của Nhà nước.

Bên cạnh đó, còn có BOT điện lực, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và bán điện, lãi thì tiếp tục sản xuất, không thì họ dừng.

Xin mật hoá thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN, hay là…? - Sputnik Việt Nam
Xin "mật hoá" thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN, hay là…?

"Như vậy, việc kinh doanh điện là do các nhà sản xuất tự quyết định, nhưng phải có cạnh tranh. Luật đã quy định đến năm 2021-2023 phải có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, để người dân có quyền tự do mua điện, nơi nào rẻ, thái độ phục vụ tốt thì người dân mua. Thế nhưng tình trạng độc quyền trong ngành điện ở Việt Nam đã ăn sâu bén rễ mà đến nay - năm 2019 vẫn chưa  thấy nền tảng của thị trường điện cạnh tranh", vị chuyên gia nhận xét.

Chứng minh ngành điện vẫn là ngành độc quyền cao, vị chuyên gia cho biết, EVN vừa là người mua vừa là người bán duy nhất trên thị trường. Mặc dù EVN không còn là đơn vị duy nhất tham gia sản xuất điện nhưng EVN vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trên thị trường phát điện, vẫn là đơn vị mua buôn duy nhất mua từ các nguồn phát điện và là đơn vị duy nhất bán buôn điện cho các  Tổng Công ty điện lực và các đơn vị bán lẻ điện. EVN có quyền quyết định gần như tất cả các vấn đề trong ngành từ việc mua điện từ đâu, giá mua điện thế nào...

Tương tự, tại khâu phát điện, dù EVN không còn độc quyền phát điện nhưng EVN và các đơn vị thuộc tập đoàn này vẫn đang chi phối thị trường phát điện. EVN cũng đang nắm độc quyền các phân khúc từ mua buôn điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện.

Công nhân kiểm tra điện EVN  - Sputnik Việt Nam
"Sao chúng tôi phải bù lỗ cho ngành điện?": EVN trần tình lý do tiền điện tháng 4 tăng chóng mặt

"Phải phá bỏ độc quyền trong ngành điện, khi ấy sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Còn bây giờ, vì EVN là độc quyền nên ai cũng sợ, đó cũng là chuyện hết sức khôi hài", TS Ngô Đức Lâm nhấn mạnh.

Ông Lâm cho rằng, có khả năng bỏ ngay được sự độc quyền ở khâu truyền tải điện bằng cách tách truyền tải điện khỏi EVN, để trực thuộc Nhà nước.

"Nhưng đến giờ người ta vẫn đang lý giải tại sao doanh nghiệp truyền tải điện không muốn ra khỏi EVN, mà EVN cũng muốn giữ doanh nghiệp ấy lại? Họ viện ra rất nhiều lý do, mà trong đó có những vấn đề đã nhắc đi nhắc lại cách đây cả 10 năm như cơ sở hạ tầng, liên lạc, giao thông... mà nếu giải quyết thực sự thì đã xong từ lâu. Phải chăng có lợi ích ở trong đó?", vị chuyên gia đặt câu hỏi.

Một điểm được ông Lâm lưu ý, đó là EVN và Bộ Công thương phải minh bạch rất nhiều vấn đề, đặc biệt là các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, quản lý, năng suất lao động, tỷ giá...

Kỹ sư EVN sửa chữa lưới điện - Sputnik Việt Nam
Dân hốt hoảng với hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVN lên tiếng giải thích

Ví dụ, EVN cho biết phải nhập than, máy móc, thiết bị và những thứ đó được mua bằng ngoại tệ mạnh như USD, euro, yen nên có biến động tỷ giá. Điều này Luật Điện lực đã cho phép nhưng theo chuyên gia, EVN phải minh bạch cho người dân thấy rõ: than mua của nước ngoài bao nhiêu, mua trong nước bao nhiêu? Có năm than trong nước dư thừa nhưng EVN lại nhập than của nước ngoài, hệ quả là than trong nước bị ứ đọng.

"Nhà nước không can thiệp sâu vào việc kinh doanh của doanh nghiệp, bên sản xuất thích mua ở đâu thì mua nhưng trong chính sách năng lượng Việt Nam ghi rất rõ phải tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, khi nào không còn nữa mới phải mua của nước ngoài", ông nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала