Kinh nghiệm độc đáo của ASEAN: Cái nhìn từ Moskva

© Ảnh : Photohost-agency / Chuyển đến kho ảnhChuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN
Chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tập chuyên khảo tập thể “Cộng đồng ASEAN trong thế giới hiện đại” vừa được xuất bản tại Moskva, phân tích hơn nửa thế kỷ kinh nghiệm trong sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và phát triển quan hệ đối tác giữa Nga và ASEAN.

 “Chúng ta sống trong giai đoạn cực kỳ bất an. Nhiều người cho rằng trật tự tồn tại trên thế giới đã bị gạt sang một bên, và cuộc xung đột giữa các nền văn minh, mà gần đây được coi là không thể, chắc chắn sẽ đến gần. Nhưng trong bầu không khí ảm đạm này, Đông Nam Á cho chúng ta thấy tia hy vọng. Trong một thời gian ngắn, khu vực này đã có những tiến bộ phi thường, đạt đến mức độ hòa bình và thịnh vượng mà trước đó thậm chí không thể tưởng tượng được. Và thành công này của các quốc gia trong khu vực phần nhiều nhờ có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.” 

Nhà xuất bản “Văn học Phương Đông” ở Mátxcơva đã ra mắt độc giả bản dịch tiếng Nga của tập VI Đại Việt sử ký toàn thư, trong dự án giới thiệu loạt sách về văn học của phương Đông cổ đại. - Sputnik Việt Nam
Điểm chung giữa hoàng đế Lê Thánh Tông và Sa hoàng Nga Pyotr Đại đế là gì?

Đó là những dòng trích từ chuyên khảo tập thể “Cộng đồng ASEAN trong thế giới hiện đại”, vừa xuất bản tại Moskva, biên soạn bởi các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện phương Đông, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, đứng đầu là ông Grigory Lokshin.

Theo chuyên khảo, trong hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trải một chặng đường dài từ liên minh yếu ớt gồm 5 quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, tiến  đến Cộng đồng ASEAN, bao gồm 10 quốc gia trong khu vực và đại diện cho nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Trong cộng đồng khoa học toàn cầu, ASEAN được coi là mô hình khu vực mở thành công nhất. Cho đến nay, các chuyên gia nước ngoài vẫn chưa có giải đáp cho câu hỏi: làm thế nào mà Hiệp hội có thể tồn tại trong một thời gian dài như vậy, trong khi nhiều nhóm khác tan rã hoặc đánh mất  tầm quan trọng của mình. Theo các nhà khoa học Nga, vấn đề nằm ở chỗ, nhiều thập kỷ qua, ASEAN đã có được kinh nghiệm độc đáo trong việc cùng nhau phát triển quy tắc ứng xử chung trên trường quốc tế, cũng như cùng nhau tìm giải pháp cho các vấn đề hiện có. Kinh nghiệm này được quốc tế công nhận rộng rãi là “Phương pháp ASEAN” (ASEAN Way). 

Từ đầu thế kỷ có thể thấy rõ ràng là đã đến thời điểm hợp tác an ninh ASEAN phải trở nên rộng lớn hơn. Nhưng vụ việc đã bị đình trệ do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong Biển Đông. Vấn đề chủ quyền các đảo và vùng nước ven biển liên tục đe dọa sự cải thiện quan hệ với ASEAN trong khu vực. Vấn đề này thể hiện trong lĩnh vực kinh tế, địa chính trị và lợi ích chiến lược quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ và một số quốc gia châu Á Thái Bình Dương khác. Tranh chấp lãnh thổ đã đặt ra câu hỏi về vai trò trung tâm của ASEAN trong việc định hình kiến ​​trúc an ninh mới ở Đông Nam Á. Ở một mức độ nhất định, các tranh chấp này cũng bắt đầu trở thành câu hỏi sát hạch xem Hoa Kỳ có thành công trong việc duy trì vị thế và ưu thế quân sự ở khu vực này hay không. Đồng thời, điều đó cũng làm dấy lên nghi ngờ về bản chất hòa bình của việc Trung Quốc trỗi dậy hơn nữa. 

APEC-2017 ở Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ở trung tâm cơ cấu kinh tế mới của APEC

Tuy nhiên, các tác giả chuyên khảo không đồng ý với những ý kiến về "mối đe dọa Trung Quốc", sự cần thiết phải "kiềm chế" Trung Quốc và kêu gọi chuẩn bị quân sự trong ASEAN. Các nhà khoa học Nga nhận thấy chìa khóa giải quyết các vấn đề của khu vực trong sự phát triển hợp tác toàn diện và cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc, điều này sẽ dẫn đến sự thỏa hiệp chấp nhận được cho cả hai bên và cân bằng tối ưu về lực lượng và lợi ích trong khu vực.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Grigory Lokshin cho biết:

“Mối quan hệ đối tác Nga-ASEAN ngày nay là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga tại châu Á Thái Bình Dương. Các liên hệ quan trọng nhất trên biển, kết nối vùng Viễn Đông của Nga với phần châu Âu của đất nước đi qua Đông Nam Á, vì vậy Nga quan tâm đến việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này không kém các nước khác. Các điều kiện để phát triển hợp tác giữa Nga với các nước ASEAN nói chung là thuận lợi. Chúng ta thống nhất bởi lập trường chung trong hầu hết các vấn đề quốc tế cấp bách. Nga cần các nước ASEAN trong chính sách phòng ngừa rủi ro liên quan đến nỗ lực của Mỹ và Trung Quốc lôi kéo các nước này về phía mình trong cuộc đối đầu tại châu Á Thái Bình Dương. Nga cần thị trường ASEAN và các khoản đầu tư của họ, đặc biệt là ở khu vực Siberia và Viễn Đông. Tất cả điều này đã được thể hiện một cách thuyết phục trong bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, được tổ chức tại Singapore vào tháng 4 năm nay.” 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Vấn đề Biển Đông đang được giải quyết mà không cần Mỹ

“Cầu nối tin cậy cho sự phát triển quan hệ giữa chúng ta với các nước ASEAN là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam, là nước có vai trò và uy tín trong Hiệp hội đã phát triển rất nhiều trong những năm gần đây. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã tích cực hỗ trợ Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và ủng hộ nguyện vọng ngoại giao của Nga thiết lập các quy tắc chấp nhận được cho các cầu thủ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội đã ủng hộ lời kêu gọi của Nga xây dựng "ngôi nhà chung Thái Bình Dương". Thật đáng tiếc, các sự kiện trên thế giới và trong khu vực vào thời điểm đó đã khiến cho lời kêu gọi này không được lắng nghe. Nhưng ngày hôm nay, vẫn chưa muộn để quay lại vấn đề đó, đặc biệt là đến năm 2020, vị trí chủ tịch ASEAN sẽ được Việt Nam tiếp quản một lần nữa” - ông Grigory Lokshin khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала