Việt Nam có cơ hội được sở hữu tàu khu trục từ Ấn Độ?

© AFP 2023 / Sam PanthakyBinh sĩ Hải quân Ấn Độ trong lễ khai mạc Căn cứ Hải quân Sardar Patel ở Porbander cách thành phố Ahmedabad khoảng 400 km
Binh sĩ Hải quân Ấn Độ trong lễ khai mạc Căn cứ Hải quân Sardar Patel ở Porbander cách thành phố Ahmedabad khoảng 400 km - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 06/05, Ấn Độ đã chính thức loại biên tàu khu trục INS Ranjit (D53) mở ra cơ hội để Việt Nam có thể sở hữu con tàu này và nâng cấp để đưa vào phục vụ tuần tra bảo vệ biển, đảo, Trí Thức Trẻ cho biết.

Tàu khu trục INS Ranjit là 1 trong 5 tàu thuộc lớp Rajput được Liên Xô đóng cho Hải quân Ấn Độ. Con tàu được đặt ky vào tháng 06/1977, hạ thủy vào tháng 06/1979 và chính thức biên chế vào ngày 15/09/1983, tức là cho đến nay nó đã phục vụ trong Hải quân Ấn Độ được 36 năm.

Đại diện Việt Nam tặng hoa chào đón đoàn - Sputnik Việt Nam
Tàu tuần tra lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm Đà Nẵng

Được thiết kế dựa trên tàu khu trục lớp Kashin của Hải quân Liên Xô, các tàu khu trục lớp Rajput nói chung và tàu Ranjit nói riêng mang nhiều đặc điểm của các tàu thời chiến tranh Lạnh của Liên Xô, với radar và vũ khí được bố trí dày đặc.

Thông số kỹ thuật

- Kích thước: Dài 146,5m, Rộng 15,8m; Lượng giãn nước đầy tải: 4.974 tấn

- Tốc độ tối đa: 35 hải lý/giờ; - Tầm hoạt động: 4.500 hải lý (ở tốc độ 18 hải lý/giờ); - Thủy thủ đoàn: 320 người

Vũ khí trang bị

Các tàu lớp Rajput nguyên bản được trang bị vũ khí gồm: 1 pháo chính AK-726 cỡ nòng 76mm, 4 pháo AK-630M, 4 ống phóng tên lửa chống hạm SS-N-2D Styx, 2 bệ phóng tên lửa phòng không S-125M, 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000, 5 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cùng sàn đáp cho trực thăng HAL Chetak hoặc Ka-28.

Tàu khu trục INS Ranjit (D53) khi còn trong biên chế Hải quân Ấn Độ

Vậy Việt Nam có cơ hội sở hữu tàu Ranjt hay không?

Tàu tuần tra của lực lượng hải quân Việt Nam dự án SRV 159 (Liên Xô) Petya số hiệu 15, Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ đẩy nhanh dự án 100 triệu USD đóng tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam

Hiện thì Ấn Độ chưa có kế hoạch gì với tàu Ranjit sau khi loại biên. Thường thì các nước sau khi loại biên tàu chiến có thể đưa vào dự bị (tức là có thế tái nhập ngũ khi cần thiết), rã phế liệu, đánh đắm (làm rạng san hô hoặc làm mục tiêu tập bắn), hay chuyển giao cho nước khác.

Việt Nam hoàn toàn có cơ hội sở hữu tàu Ranjit thông qua mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước. Nếu Việt Nam, nhiều khả năng các bạn Ấn Độ có thể sẽ nhất trí chuyển giao con tàu này và nâng cấp để nó có thể tiếp tục phục vụ lâu dài.

Chúng ta hiện cũng đang sở hữu 2 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang được Hải quân Hàn Quốc chuyển giao sau khi loại biên. Với tàu Ranjit thì có thể còn dễ dàng hơn do con tàu sử dụng phần lớn hệ vũ khí Nga-Xô mà chúng ta đã quen dùng.

Tuy nhiên, nếu sở hữu được tàu Ranjit, thì có lẽ việc đầu tiên cần làm là nâng cấp hệ thống vũ khí và điện tử của con tàu.

Tàu khu trục INS Rajput (D51) của Hải quân Ấn Độ đã được thay thế 4 ống phóng tên lửa chống hạm SS-N-2D Styx bằng 8 ống phóng tên lửa BrahMos vào vị trí tương ứng.

Trong số 5 tàu khu trục lớp Rajput thì tàu Ranjit hầu như không được Hải quân Ấn Độ nâng cấp gì nhiều và hệ thống radar, vũ khí trên con tàu gần như còn nguyên bản và khá lạc hậu trong tác chiến hiện nay.

Hải quân Ấn Độ cũng đã nâng cấp các tàu khu trục lớp Rajput khác, tập trung vào việc thay thế hoặc bổ sung thêm tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, pháo chính và hệ thống radar.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind trên bục danh dự, thực hiện nghi lễ chào cờ. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh Ấn Độ triển khai gói 100 triệu USD đóng tàu tuần tra

Cụ thể phương pháp thay thế tên lửa chống hạm như sau:

Ở tàu INS Rajput, Hải quân Ấn Độ đã thay thế các ống phóng tên lửa chống hạm SS-N-2D Styx bằng các ống phóng tên lửa chống hạm BrahMos với mỗi ống tên lửa Styx thay thế bằng 2 ống phóng tên lửa BrahMos.

Với 2 tàu INS Ranvir (D54) và INS Ranvijay (D55), Hải quân Ấn Độ đã tháo bệ phóng tên lửa phòng không S-125M ở phía sau, thay vào đó là 8 ống phóng thẳng đứng dùng cho tên lửa BrahMos, giữ nguyên 4 ống phóng tên lửa SS-N-2D Styx.

Nâng cấp hệ thống phòng không. Hiện có 2 tàu lớp Rajput của Hải quân Ấn Độ là INS Ranvir (D54) và INS Ranvijay (D55) đã được nâng cấp thêm hệ thống tên lửa phòng không hiện đại.

Vị trí lắp đặt bệ phóng thẳng đứng cho tên lửa phòng không Barak trên tàu khu trục INS Ranvijay (D55) 

Theo đó, ở 2 tàu này, 2 pháo AK-630M ở 2 bên mạn tàu đã được tháo bớt (giảm số lượng từ 4 khẩu ở nguyên bản còn 2 khẩu), thay vào đó là bệ phóng thẳng đứng (4 ống phóng mỗi bên) cho tên lửa phòng không Barak.

Thượng tá Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng đoàn Hải quân nhân dân Việt Nam tặng hoa Đại tá Atul Deswal, Thuyền trưởng Tàu INS RANA. - Sputnik Việt Nam
Tàu Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam
Nâng cấp pháo chính, trong 5 tàu khu trục lớp Rajput, chỉ có duy nhất tàu INS Ranvir (D54) được thay thế pháo chính AK-726 bằng pháo OTO Melara 76mm cùng radar điều khiển hỏa lực mới.

Và nâng cấp cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là hệ thống radar. 4 tàu lớp Rajput (ngoại trừ tàu Ranjit vừa bị loại biên) đã được Hải quân Ấn Độ nâng cấp radar mới thay thế. Các radar cảnh giới MR-310U Angara được thay thế mới radar EL/M-2238.

Như vậy, với việc Ấn Độ loại biên tàu Ranjit cùng với các gói nâng cấp thực tế, Hải quân nhân dân Việt Nam hoàn toàn có cơ hội sở hữu 1 tàu khu trục với chi phí không quá lớn nhưng vẫn đủ đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала