Hàng loạt dự án đội vốn hàng chục ngàn tỷ, chậm tiến độ: Bộ GTVT quy trách nhiệm cho chủ đầu tư và địa phương

© Ảnh : Việt Linh - Thế Sơn/ZingĐường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Bộ Giao thông vận tải, có 5 dự án đường bộ và đường sắt đội vốn, chậm tiến độ, VNF cho hay.

Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 Quốc hội khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5 Quốc hội khóa XIV.

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Dự án dùng vốn vay nước ngoài, Việt Nam thiệt nhiều?

Tại báo cáo này, Bộ đã chỉ ra các nguyên nhân khiến nhiều nhóm dự án đường bộ và nhóm dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.

Nhóm dự án đường bộ được nhắc tới gồm: cao tốc Bến Lức – Long Thành; cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Nhóm dự án đường sắt đô thị gồm: dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông; dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội; dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi).

Đội vốn, chậm tiến độ do... chưa có kinh nghiệm
Theo Bộ Giao thông vận tải, các dự án trên chậm tiến độ do đây là các dự án lớn và có công nghệ phức tạp, lại là lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, vì thế các  bên "chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện".

Ngoài ra, quy trình thủ tục ở Việt Nam cũng là một yếu tố khiến việc thực hiện dự án gặp nhiều vướng mắc.

 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Thưa Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, rốt cuộc tàu Cát Linh – Hà Đông bao giờ chạy thật?

Riêng với các dự án đường sắt đô thị, Bộ Giao thông vận tải nhận định do chưa có kinh nghiệm với loại hình công trình này nên cả chủ đầu tư và tư vấn lập dự án đã tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế. Điều này dẫn đến việc phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu.

Bên cạnh đó, vướng mắc của dự án còn đến từ việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, di chuyển hạ tầng kỹ thuật ngầm/nổi, cây xanh, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng các ga ngầm.

Việc giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài khiến dự án bị trượt giá. Đây là một trong những lý do khiến tổng mức đầu tư gia tăng.

Ngoài lý do trên, các yếu tố khác khiến các dự án bị đội vốn gồm: biến động giá của một số nguyên, nhiên vật liệu; mức lương tối thiểu tăng; thủ tục chủ trương đầu tư phải điều chỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công.

Tàu đường sắt Cát Linh Hà Đông bị vẽ bậy - Sputnik Việt Nam
Tàu đường sắt Cát Linh Hà Đông bị vẽ bậy: Ai đáng bị xử lý?

Bên cạnh đó, kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ cũng làm chậm trễ việc thanh toán cho các nhà thầu dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng.

Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu gặp nhiều vướng mắc, khó khăn do các ràng buộc phức tạp quy chế đấu thầu của các nhà tài trợ, hệ thống quy chuẩn còn nhiều bất cập... là các lý do bổ sung.

Trách nhiệm thuộc về địa phương và chủ đầu tư
Bộ Giao thông vận tải cho rằng các chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm về việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư dự án.

Việc chậm giải phóng mặt bằng, để công tác tái định cư kéo dài, thiếu mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công, trách nhiệm đồng thời thuộc về địa phương và chủ đầu tư.

Tàu điện ngầm Matxcơva - Sputnik Việt Nam
Vì sao tuyến Metro 1 đội vốn 30.000 tỉ đồng?

Đối với tình trạng không hoàn thành ký kết hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng (như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận), Bộ quy trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư.

Còn với tình trạng công tác quy hoạch tại một số địa phương chưa thực sự tốt, mất nhiều thời gian tham vấn, xin ý kiến cơ quan chuyên môn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, trách nhiệm thuộc địa phương.

Một số dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư tập trung tại 2 nhóm dự án chính là nhóm dự án đường bộ và nhóm dự án đường sắt đô thị. Cụ thể:

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: ngày 22/3/2019, Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao nhiệm vụ quyền hạn cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cho Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan  - Sputnik Việt Nam
Bà Phạm Chi Lan: Tôi lo lắng khi thấy chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm cao tốc Bắc Nam

Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Sản lượng đạt khoảng 73,19% (chậm 12,72%).

Đối với 2 Dự án đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương: Tuyến số 1 giá trị sản lượng đạt 63,91%, hiện đang thanh toán từ vốn tạm ứng ngân sách thành phố 2.158 tỷ đồng trong khi chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

Tuyến số 2 có 09 gói thầu, trong đó Gói thầu CP1 (xây dựng tòa nhà Văn phòng, khu Depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; các gói thầu còn lại đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu, tuy nhiên chưa thể triển khai do đang vướng mắc về việc điều chỉnh dự án và nguồn vốn cho dự án.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông: Các vướng mắc cụ thể tập trung ở: chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình; chưa cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chúng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống; chưa hoàn thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng…

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc ồ ạt rót tiền vào Việt Nam để làm gì?
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội: tổng tiến độ chung dự án mới chỉ đạt trên 49% và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi): Hiện tại, tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ gói thầu cập nhật thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu của gói thầu chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu khu tổ hợp Ngọc Hồi (HURC1-101); đang thực hiện thanh quyết toán hợp đồng tư vấn giám sát khảo sát (HURC1-006).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала