Kiến giải về sự phức tạp trong quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Ấn

© AFP 2023 / Saul LoebNarendra Modi và Donald Trump
Narendra Modi và Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ dự định lập quan hệ chặt chẽ hơn với ông Narendra Modi -Thủ tướng tái đắc cử của Ấn Độ. Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người sẽ đến thăm Ấn Độ trong tháng này. Xét theo mọi điều, ông Pompeo sẽ là vị quan chức nước ngoài cấp cao đầu tiên thăm Ấn Độ sau cuộc bầu cử Quốc hội gần đây.

Chuyến thăm sẽ diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột thương mại ngày càng gay gắt của Hoa Kỳ với Ấn Độ và Trung Quốc. Chính quyền Donald Trump đã buộc Ấn Độ thôi không mua dầu từ Iran và Venezuela. Tổng thống Mỹ cũng loại Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước có ưu tiên trong thương mại song phương. Động thái này giáng một đòn nặng vào xuất khẩu của Ấn Độ sang Hoa Kỳ mà  trong năm 2017 từng lên tới 5,6 tỷ USD.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Liệu tân nội các Ấn Độ có thay đổi chính sách đối ngoại?

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Andrei Volodin chuyên gia của Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) lưu ý rằng Hoa Kỳ không coi Ấn Độ là đối tác bình đẳng về ảnh hưởng và trọng lượng trong nền chính trị thế giới:

“Hoa Kỳ thấy Ấn Độ như một lực lượng kiềm chế Trung Quốc. Người Mỹ cũng hiểu rằng Ấn Độ quá quan trọng không chỉ với tư cách đối tác chiến lược, mà còn là thị trường lợi nhuận và đủ dung lượng đối với vũ khí Mỹ. Còn về phần Ấn Độ, tính đến sự xích mích với Hoa Kỳ, nước này sẽ ủng hộ Trung Quốc để bảo vệ tự do thương mại thế giới. New Delhi hiểu ra rằng gửi gắm hy vọng vào Washington như là bảo đảm an ninh và một đồng minh trong cuộc tranh chấp lịch sử với Trung Quốc sẽ chỉ là mong đợi  viển vông. Từ đó là tất cả sự phức tạp của mối quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Ấn, cũng sẽ rất biến động, thay đổi tùy theo tình hình chính trị, hơn thế nữa là bởi Trung Quốc cũng hiểu rõ tầm quan trọng của Ấn Độ với tư cách là một đối tác. Bắc Kinh nhận thức rõ cả về tác động tiêu cực của sự gia tăng ảnh hưởng Mỹ ở Ấn Độ.

Về phần mình, ông Narendra Modi đã tranh thủ sự hỗ trợ từ các đồng minh tự nhiên của Ấn Độ như Maldives và Sri Lanka. Cuối tuần trước, ông đã thực hiện những chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến đó sau khi tái đắc cử, xác nhận sự trung thành của ông với chính sách “Láng giềng là quan trọng trước hết”.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Lun Xingchun Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ của Đại học Sư phạm Tây Tứ Xuyên đã phân tích chuyến thăm của nhà lãnh đạo Ấn Độ đến các nước láng giềng dưới góc độ quan điểm bang giao  Trung-Ấn:

Cuộc tập trận quân sự của lực lượng vũ trang Nga và Trung Quốc Vostok-2018 - Sputnik Việt Nam
Liên minh Gấu và Rồng: Mỹ khiếp sợ trước thành tựu quân sự của Nga, Trung Quốc

“Theo truyền thống lâu năm, nhà lãnh đạo tái đắc cử của Ấn Độ đã chọn các nước láng giềng cho chuyến công du đầu tiên. Lần trước, sau khi lên nắm quyền, ông Narendra Modi đã thực hiện chuyến thăm tới Bhutan, còn lần này là đến Maldives và Sri Lanka.

Tuy nhiên, điều này sẽ không tác động gì lớn đến vị thế của Trung Quốc tại Maldives và Sri Lanka, bởi  Trung Quốc và Ấn Độ có những lợi ích khác nhau ở những địa bàn này. Trung Quốc mạnh về xây dựng cơ sở hạ tầng, trong nhiều loại hình đầu tư mà Ấn Độ không tiếp cận được. Mà ở Ấn Độ thì cơ sở hạ tầng khá lạc hậu, vì vậy bản thân New Delhi cần có đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp và sản xuất. Tất nhiên, Ấn Độ không quá vui mừng khi thấy hiện diện của Trung Quốc ở những nước Nam Á nhỏ bé này, vì vậy họ sẽ thi hành một số bước đi đáp trả. Đồng thời, hợp tác giữa Trung Quốc và Sri Lanka và Maldives không nhằm chống Ấn Độ, đây là một điển hình về quan hệ kinh tế bình thường giữa Trung Quốc với hai nước”.

Các nhà quan sát cho rằng ông Narendra Modi sẽ tiếp tục củng cố ảnh hưởng chính trị ở Maldives và Sri Lanka. Còn chuyên gia Lun Xingchun lưu ý đến khả năng thực hiện những dự án chung của  Trung- Ấn tại các nước Nam Á:

Trung Quốc và Hoa Kỳ  - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả đe dọa của Trump về việc áp thuế suất mới

“Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề xuất mô hình hợp tác kiểu “2+1”. Trung Quốc và Ấn Độ có thể tận dụng sự hợp tác của họ ở Maldives và Sri Lanka để đạt lợi ích song phương hoặc đa phương. Một trong những ví dụ tốt nhất về hợp tác là cảng Hambantota ở Sri Lanka. Tại đó, Trung Quốc đã xây dựng hải cảng rồi đưa nó vào vận hành khai thác. Còn Ấn Độ sau đó nắm quyền kiểm soát sân bay của cảng Hambantota. Năm ngoái, Ấn Độ và UAE đã xây dựng một nhà máy lọc dầu lớn tại cảng Hambantota, mang lợi cho các nhà khai thác cảng Trung Quốc. Trong hợp tác kinh tế, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, cũng như các nước nhỏ khác ở Nam Á có thể đạt được lợi ích chung. Về địa chính trị, Trung Quốc không nhằm chống Ấn Độ, cũng không thể thay thế vị trí chính trị của Ấn Độ ở Nam Á, vì vậy các quốc gia nhỏ không cần phải lựa chọn một trong hai nước này mà nên phát triển quan hệ đồng thời với cả Trung Quốc và Ấn Độ”, - chuyên gia Lun Xingchun nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала