Ngư dân bị cướp: Làm rõ động cơ tàu treo cờ Trung Quốc

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhTàu đánh cá bên sông ở làng Kê Gà, Việt Nam
Tàu đánh cá bên sông ở làng Kê Gà, Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam có thể yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn về tàu cá có treo cờ Trung Quốc và hành vi xâm phạm, cướp phá tàu cá Việt Nam, theo báo Đất Việt

Ông Lê Việt Trường - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội cho rằng, thông tin phản ánh tàu treo cờ Trung Quốc cướp hải sản đánh bắt được của tàu cá Quảng Nam là rất đáng tiếc.

Qua theo dõi thông tin, ông Trường cho biết, những vụ việc như trên trước đây đã từng xảy ra và bây giờ lại xảy ra buộc các cơ quan chức năng phải quan tâm nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho ngư dân.

Tàu cá  Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Phản ứng của Hà Nội về việc Indonesia bắt và đánh chìm các tàu cá Việt Nam

Theo ông Trường, khi đã có thông tin được cung cấp khá đầy đủ, rõ ràng, cụ thể có đề cập tới sự xuất hiện một tàu sắt sơn màu trắng, treo cờ Trung Quốc, số hiệu 46305 tại khu vực cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và sau đó có hành động áp sát, đe dọa tính mạng những ngư dân trên tàu QNA 91441 của Quảng Nam và cướp đi 2 tấn mực do ngư dân khai thác thì phải có công hàm yêu cầu phía Trung Quốc xem xét làm sáng tỏ vụ việc này.

Theo đó, phía Việt Nam có thể yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn về tàu cá có treo cờ Trung Quốc nhưng lại có hành vi đe dọa tính mạng, cướp tài sản của ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam có phải tàu cá nước này hay không? Nếu không thì vì sao lại treo cờ Trung Quốc? Còn nếu đúng là tàu cá Trung Quốc thì phải xử lý nghiêm và thông tin lại cho phía Việt Nam biết thông qua các kênh ngoại giao giữa hai nước.

"Việc tàu cá nước ngoài có hành động đe dọa, cướp tài sản của tàu cá Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đang được các ngư dân khai thác, đánh bắt hợp pháp là vi phạm pháp luật Việt Nam cần bị xử lý", ông Trường nói.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam
"Phi đạo đức": Philippines phản đối Trung Quốc về vụ đâm chìm tàu cá ở Biển Đông
Về phía Việt Nam, ông Lê Việt Trường đánh giá, thời gian gần đây các cơ quan chức năng trong nước đã có nhiều chỉ đạo, điều hành tích cực trong nghiên cứu, khai thác, đánh bắt theo tổ chức, không nên đánh bắt nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm.

Đặc biệt, sự phối hợp giữa hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư khá chặt chẽ, tích cực hỗ trợ giúp đỡ ngư dân nhất là trong các trường hợp ngư dân bị tấn công thì lực lượng chuyên trách Việt Nam đã kịp thời can thiệp, bảo vệ ngư dân.

Ông Trường cho rằng tới đây, các giải pháp trên cần phải phát huy, thực hiện tốt hơn nữa, giúp ngư dân có thể yên tâm bám biển, tăng cường thêm sức mạnh làm chủ trên biển.

© Ảnh : dantriCác ngư dân trên tàu đánh cá Trung Quốc
Ngư dân bị cướp: Làm rõ động cơ tàu treo cờ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Các ngư dân trên tàu đánh cá Trung Quốc

Phân tích thêm từ góc độ pháp lý, Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng - Khoa Pháp Luật Quốc Tế thuộc Viện Đại Học Luật Hà Nội nhận định đây là vụ việc phức tạp, cần giải quyết, trao đổi dựa trên nền thỏa thuận giữa hai nước.

Theo ông Thắng, mặc dù giữa Việt Nam với Trung Quốc mới ký kết các thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước nhưng đây cũng được xem là cơ sở để các cơ quan ngoại giao hai nước trao đổi để tìm được tiếng nói chung.

Vị chuyên gia cho hay, vì vụ việc xảy ra tại khu vực biển chồng lấn đang xảy ra tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, do đó, công tác ngoại giao phải hết sức thận trọng, khôn khéo nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала