Hoa Kỳ thúc đẩy Úc và Canada vào cuộc phiêu lưu đối đầu với Trung Quốc

© AFP 2023 / Karen Bleier Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ sẽ kết hợp với Canada và Úc để hỗ trợ các quốc gia khác khai thác các khoáng sản quan trọng chiến lược, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố điều này và đưa lithium, đồng và coban vào danh sách các khoáng sản đó.

Chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược Nga (RISI) Mikhail Belyaev cho rằng Hoa Kỳ khó có thể lay chuyển vị thế của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm bằng biện pháp như vậy.

Bản tin của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng hơn 80% chuỗi cung ứng các nguyên tố đất hiếm toàn cầu được kiểm soát bởi một quốc gia. Tuy không nêu tên quốc gia đó, nhưng rõ ràng là Mỹ muốn ám chỉ Trung Quốc. Bình luận về tài liệu này, ông Frank Fannon, Trợ lý Bộ trưởng Tài nguyên Năng lượng Hoa Kỳ nói rằng căng thẳng với Trung Quốc cho thấy Hoa Kỳ cần khai thác nhiều khoáng sản đất hiếm hơn, cũng như giúp các quốc gia khác đảm bảo nguồn cung cấp. Quan chức Mỹ lưu ý rằng Hoa Kỳ cần phải làm nhiều hơn theo hướng này và họ không đơn độc trong các nỗ lực của mình.

Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Thế giới tin tưởng Trung Quốc hơn Hoa Kỳ

Chuyên gia Mikhail Belyaev lưu ý rằng trong nỗ lực làm suy yếu vai trò toàn cầu của Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào:

“Mỹ đang cố gắng giáng đòn tấn công theo hai hướng. Một là làm suy yếu Trung Quốc, hai là củng cố vị thế kinh tế và chính trị của bản thân Mỹ. Rõ ràng là Mỹ không thể tự mình thực hiện, hoặc không muốn làm điều đó. Còn Canada và Úc đều là những quốc gia khai thác, có công nghệ tiên tiến và khả năng trong lĩnh vực này. Tất nhiên, ở một mức độ nhất định, Mỹ có thể củng cố vị thế kinh tế của mình dựa vào các đối tác này, nhưng Mỹ không có khả năng thành công trong việc giáng đòn tấn công đáng kể vào lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố rằng đối với tất cả các hành động được cho là của Mỹ như vậy, họ đều có kế hoạch phản ứng dự phòng. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, tự cung tự cấp, với thị trường nội địa khổng lồ và tiềm năng khoa học kỹ thuật đang áp đảo Hoa Kỳ trên thị trường thế giới. Do đó, các nỗ lực làm suy yếu vị thế của Trung Quốc không thể có hiệu quả như mong đợi.”

Với tư cách là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, Canada vội vã ủng hộ sáng kiến mới của Mỹ trong việc làm suy yếu vai trò của Trung Quốc trong thị trường đất hiếm. Tất nhiên, đó là một quốc gia có chủ quyền và độc lập trong việc đưa ra quyết định hợp tác với ai và hợp tác như thế nào. Nhưng khi sự hợp tác này nhằm vào một quốc gia nào đó, trong trường hợp này là Trung Quốc, thì có lý do để một lần nữa suy nghĩ về nguyên nhân "sự lạnh nhạt" trong quan hệ Canada-Trung Quốc.

Ảnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016. - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Úc bị Hải quân Trung Quốc bám đuôi trên Biển Đông

Hiện tại Úc vẫn chưa đáp ứng sáng kiến của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Về vấn đề này, rất thích hợp để nhắc lại rằng trong bối cảnh nhu cầu tài nguyên khoáng sản toàn cầu suy giảm, trong những năm gần đây Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu ổn định nhiều loại quặng và than của Úc. Hợp tác cùng có lợi mang lại thu nhập ổn định cho ngân sách của Úc. Mặt khác, có những ví dụ đáng buồn khi các công ty Úc, đặc biệt là các nhà sản xuất rượu vang, bị thiệt hại do các quyết định chính trị chống Trung Quốc của Canberra. Liệu có đáng không trong những điều kiện như vậy mà tham gia vào cuộc phiêu lưu khác của Mỹ, có thể mang lại nhiều tổn thất tài chính hơn lợi nhuận thương mại – đó là một câu hỏi lớn.

Hơn nữa, khả năng tài chính của Úc rõ ràng là không phù hợp với các kế hoạch đã tuyên bố. Năm ngoái, trong khuôn khổ nỗ lực làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc đảo Thái Bình Dương, Úc đã lập ra một quỹ 3 tỷ đô la Úc (khoảng 2,07 tỷ đô la Mỹ) để phân phối các khoản vay và viện trợ giá rẻ cho các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, theo truyền thông nước ngoài, đến nay quỹ này vẫn chưa được bơm tiền. Quỹ sẽ bắt đầu được chi ngân sách trước khi Thủ tướng Úc Scott Morrison tới Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương thường niên, sẽ được tổ chức vào tháng 8 tại Tuvalu. Theo một nguồn tin dấu tên, quỹ sẽ hoạt động từ ngày 31 tháng 7, đồng thời Úc có kế hoạch nhanh chóng phê duyệt một số dự án để Thủ tướng không phải tay trắng tới dự Diễn đàn.

© AP Photo / Mark MetcalfeScott Morrison
Hoa Kỳ thúc đẩy Úc và Canada vào cuộc phiêu lưu đối đầu với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Scott Morrison

Úc muốn tăng cường cơ sở hạ tầng ở các nước Nam Thái Bình Dương nhưng gặp vấn đề lớn về kinh tế và tài chính. Điều này làm tăng nghi ngờ nghiêm trọng về khả năng của Úc trở thành trợ lý nghiêm túc của Mỹ trong việc thực hiện chiến lược chống Trung Quốc, ông Wang Guanlin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Úc tại Viện Kinh tế Đối ngoại Thượng Hải cho biết khi trả lời phỏng vấn bằng văn bản với Sputnik.

Ảnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016. - Sputnik Việt Nam
Úc nhắc Trung Quốc hành xử có trách nhiệm ở Biển Đông

“Úc luôn quan tâm đến hoạt động của Trung Quốc, hành động của Trung Quốc khiến Úc cảnh giác. Tất cả điều này có tác động nhất định đến việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng Trung Quốc trong khu vực, khiến các bên mất lòng tin và thậm chí dẫn đến sự cạnh tranh. Hành vi của Úc hoàn toàn phù hợp với truyền thống chính trị của nước này. Trong lịch sử, Úc luôn có mặc cảm thua kém, bởi vì cách xa Vương quốc Anh, ở vùng ngoại ô của đế chế. Nhưng đồng thời, Úc có ý thức vượt trội so với Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc thua kém Úc. Bây giờ, trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, thực tế mới đã xuất hiện rõ ràng mâu thuẫn với quan điểm trước đây của Úc. Trên thực tế, bây giờ chính sách của Úc là đi theo Hoa Kỳ. Đế quốc Anh rơi vào tình trạng suy tàn và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới vẫn còn rất lớn, vì vậy Úc thực sự đang chuyển đổi từ một thành viên của Khối thịnh vượng chung của Anh thành một bang của Hoa Kỳ. Úc đang nhìn vào miệng của Mỹ chờ lệnh, hy vọng hình thành một liên minh chiến lược với Mỹ. Úc hiện muốn tăng cường cơ sở hạ tầng của các quốc gia Nam Thái Bình Dương, nhưng bản thân Úc có vấn đề lớn về kinh tế, vì vậy khó tin rằng Úc sẽ có thể hỗ trợ Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Quốc” - chuyên gia Trung Quốc Wang Guanlin kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала