“Mỗi doanh nhân Việt kiều hãy là một Đại sứ kinh tế của Việt Nam”

© Ảnh : vovNhiều hợp đồng trị giá 10 triệu USD được ký kết tại Diễn đàn doanh nghiệp kiều bào toàn cầu lần thứ nhất
Nhiều hợp đồng trị giá 10 triệu USD được ký kết tại Diễn đàn doanh nghiệp kiều bào toàn cầu lần thứ nhất - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ tịch VCCI: Tôi mong muốn mỗi doanh nhân Việt kiều sẽ là một Đại sứ kinh tế của Việt Nam; đồng thời là cầu nối kết nối với nền kinh tế nước sở tại cũng như toàn cầu, VOV đưa tin.

Diễn đàn doanh nghiệp kiều bào toàn cầu lần thứ nhất vừa được tổ chức tại Inchơn (Hàn Quốc) thu hút 300 doanh nhân Việt kiều ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước sở tại tham gia. Diễn đàn đã tạo được nhiều dấu ấn trong cộng đồng người Việt Nam và nước ngoài và góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài trong những năm qua đã tổ chức được nhiều hoạt động liên kết mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, vận động thúc đẩy cho xuất khẩu đầu tư cũng như đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

© Ảnh : vovÔng Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
“Mỗi doanh nhân Việt kiều hãy là một Đại sứ kinh tế của Việt Nam” - Sputnik Việt Nam
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

“Chính bản thân doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cũng đã có những dự án đầu tư có hiệu quả ở Việt Nam. Lần này Hiệp hội có sáng kiến rất thiết thực tổ chức Diễn đàn kinh tế kiều bào toàn cầu lần thứ nhất. Tôi rất hy vọng sự kiện này sẽ được tổ chức thường niên”- ông Lộc nhấn mạnh.

Học hỏi từ Hàn Quốc- nôi khởi nghiệp trong nền kinh tế thế giới

PV: Ông nhận định như thế nào khi Diễn đàn doanh nghiệp kiều bào lần thứ nhất này lại được tổ chức ở Hàn Quốc chứ không phải một quốc gia nào khác?

Ông Vũ Tiến Lộc: Diễn đàn doanh nghiệp kiều bào là dịp bà con, doanh nhân Việt kiều có thể gặp nhau để cùng nhau chia sẻ những nhận định, đánh giá của xu hướng nền kinh tế toàn cầu, cập nhật những phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam.

Từ đó có thể định hướng cho hoạt động của mình và tăng cường gắn kết doanh nghiệp Việt kiều trên toàn thế giới với nhau, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp của nước đăng cai để có thể đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư cho Việt Nam.

Tôi nghĩ đây là một hoạt động có ý nghĩa lớn của cộng đồng doanh nghiệp người Việt. Không chỉ là xúc tiến thương mại đầu tư, còn có thể chia sẻ với nhau những kinh nghiệm về quản lý, điều hành doanh nghiệp, bàn sâu về các hợp tác cụ thể trong và ngoài nước. Tham dự diễn đàn không chỉ có các doanh nghiệp, mà còn có các bộ ngành trong nước, của nước đăng cai tham gia, đây là cơ hội xúc tiến rất tốt.

Lần này Diễn đàn tổ chức ở Hàn Quốc, tôi cho đây là sự lựa chọn hợp lý nhất, vì Hàn Quốc là đối tác chiến lược, là nhà đầu tư số 1 của Việt Nam và có nhiều hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, khoa học công nghệ rất quan trọng. Hàn Quốc lại là một mô hình phát triển của một Chính phủ kiến tạo cùng với cộng đồng doanh nhân năng động. Hàn Quốc đã hình thành được những tập đoàn tư nhân vững mạnh, hàng đầu trên thế giới.

Hàn Quốc đang đi đầu trong các ngành công nghiệp mũi nhọn. Inchơn là một thành phố thông minh của Hàn Quốc, khi tổ chức Diễn đàn tại một thành phố thông minh của một nước là đối tác chiến lược của Việt Nam, đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu về công nghệ, cũng là nền kinh tế khởi nghiệp hàng đầu ở châu Á. Vì thế đây là một sự lựa chọn địa điểm rất có ý nghĩa.

Tại diễn đàn, qua trao đổi, tiếp xúc, khảo sát, chúng ta có những trải nghiệm, kinh nghiệm để góp phần nâng cao năng lực điều hành doanh nghiệp, điều hành các cơ quan ban ngành cũng như điều hành địa phương.

Mỗi doanh nhân Việt kiều hãy là một Đại sứ kinh tế

PV: Với vai trò là Chủ tịch VCCI, ông có gửi gắm gì đến doanh nhân Việt kiều để cùng với các doanh nhân trong nước thực sự chắp cánh vị thế doanh nghiệp Việt Nam?

Ông Vũ Tiến Lộc: Tôi mong muốn mỗi doanh nhân Việt kiều hãy là một Đại sứ kinh tế của Việt Nam; đồng thời là cầu nối kết nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế nước sở tại cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Tỷ phú Hoàng Kiều trao tặng 5 triệu USD ủng hộ nạn nhân bão Harvey. - Sputnik Việt Nam
Doanh nhân gốc Việt Hoàng Kiều ‘bật’ khỏi danh sách tỷ phú thế giới

Tôi cũng đang phát động các doanh nhân và Hiệp hội doanh nhân ở nước ngoài (hiện nay có khoảng 28 Hiệp hội), trước mắt các Hiệp hội và doanh nhân đó là Đại sứ kinh tế, quảng bá cho Việt Nam, đồng thời hiến kế cho Việt Nam trong cải cách thể chế cũng như trong phát triển.

Tôi mong muốn ít nhất mỗi Hiệp hội có ít nhất một hiến kế, từ thực tiễn của nước sở tại, ví dụ như Hàn Quốc thì có hiến kế gì cho đất nước. Đó là những kinh nghiệm, trải nghiệm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống ở đây.

Các doanh nhân hãy chắp mối cho các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước sở tại, giúp cho việc thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy đào tạo, khoa học công nghệ…

Hàn Quốc là nôi khởi nghiệp trong nền kinh tế thế giới, tôi rất mong những kinh nghiệm của Hàn Quốc sẽ được các bà con, doanh nhân người Việt ở đây tiếp thu để chia sẻ về Việt Nam.

Cô gái khỏa thân - Sputnik Việt Nam
Góc khuất nghề người mẫu nội y qua lời kể của một kiều nữ Việt (18+)

Việt Nam tránh là “bãi thải” về công nghệ của Trung Quốc

PV: Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, nhất là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, ông đánh giá như thế nào về những thuận lợi và thách thức đối với kinh tế Việt Nam?

Ông Vũ Tiến Lộc: Tôi cho rằng, chúng ta đang đứng trước những cơ hội lớn, trong đó thách thức rất lớn. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, để vượt qua, Trung Quốc phải đầu tư mạnh vào công nghệ và nhiều lĩnh vực khác để toàn bộ nền kinh tế của họ được nâng cấp mạnh mẽ. Khi đó sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc rất lớn. Chúng ta là một thị trường ngay bên cạnh, chúng ta sẽ rất khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc ở thị trường khác chứ chưa cần nói đến thị trường Việt Nam. Đó là về mặt dài hạn.

Còn về mặt ngắn hạn, khi Trung Quốc đang trong quá trình thải loại các công nghệ không đủ sức cạnh tranh, thì công nghệ đó sẽ tìm đường đến các nước khác, trước hết là sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến đầu tiên. Cho nên bộ lọc thu hút đầu tư như thế nào để tránh Việt Nam trở thành “bãi thải về công nghệ” của Trung Quốc là một việc đau đầu.

Mặt khác, hàng hóa Trung Quốc không tìm được đường sang Mỹ sẽ tràn sang các nước xung quanh và Việt Nam là trên đường đi của một cơn lũ về hàng hóa. Hàng hóa Trung Quốc không tìm được đường sang Hoa Kỳ thì có thể sang Việt Nam, khoác áo Việt Nam để tìm đường sang thị trường Hoa Kỳ và thị trường khác. Tất cả những điều đó là thách thức vô cùng lớn.

Tôi nghĩ cách duy nhất để đối phó với việc này là nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong cảnh như vậy thì việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về thể chế, cũng như nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam là yêu cầu quan trọng hàng đầu nếu chúng ta muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала