Vì sao "Độ ta không độ nàng" gây sốt ở Việt Nam đến thế?

© Ảnh : Dân TríCa sĩ Anh Duy
Ca sĩ Anh Duy - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giai điệu bắt tai, câu chuyện ngôn tình khác lạ kèm theo những ồn ào liên quan đến tôn giáo là những yếu tố giúp cho Độ ta không độ nàng trở thành một hiện tượng trên thị trường âm nhạc hiện nay, báo Thanh Niên khẳng định.

Những ngày qua, Độ ta không độ nàng nhận được sự quan tâm của giới trẻ và trở thành một hiện tượng trên thị trường nhạc Việt. Không riêng gì các YouTuber, nhiều ca sĩ như Hamlet Trương, Hoàng Y Nhung… cũng thực hiện các bản cover cho ca khúc này và đạt được lượt xem “khủng” chỉ trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, sức hút của ca khúc còn được thể hiện ở chỗ lần đầu tiên trong lịch sử nhạc Việt có đến 9 phiên bản của một bài hát cùng vào Top 100 #zingchart.

Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Thượng tọa Thích Nhật Từ lên tiếng về ca khúc "Độ ta không độ nàng" gây tranh cãi

Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến bản thu âm của ca sĩ Anh Duy. Anh cũng là người nhờ bạn thân Tuyên Chính dịch lời Việt và trình bày lại ca khúc này. Trên kênh YouTube cá nhân, nam ca sĩ nhận được hơn 14 triệu lượt xem và hơn 9.000 bình luận từ phía người hâm mộ. Không riêng gì Anh Duy, Thái Quỳnh cũng là một nghệ sĩ trẻ thể hiện thành công bản hit này. Bản cover của anh vươn lên hạng 2 trên #zingchart real-time và xếp hạng 9 #zingchart tuần này.

Thực tế, không ít người thắc mắc lý do vì sao Độ ta không độ nàng lại bỗng dưng hot đến mức vượt mặt nhiều tên tuổi đình đám trong thị trường nhạc Việt. Một trong những yếu tố làm nên ca khúc chính là giai điệu. Đây là tác phẩm nhạc Hoa lời Việt với giai điệu bắt tai, dễ "gây nghiện". Chính điều này là một trong những lý do khiến ca khúc nhận được sự quan tâm của người hâm mộ. Thái Quỳnh, một ca sĩ không chuyên thể hiện thành công Độ ta không độ nàng thừa nhận:

“Ở khía cạnh người nghe, tôi thấy bài này nổi tiếng nhờ giai điệu dễ nghe, du dương và phù hợp với số đông. Chính giai điệu hay là cái cớ để nhiều người bắt đầu tìm hiểu sâu về câu chuyện xoay quanh ca khúc này".

Bản gốc của Độ ta không độ nàng là do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng trình bày, gắn liền với một bộ phim hoạt hình ngôn tình cổ trang của Trung Quốc. Nội dung bài hát nói về chuyện tình giữa một vị tiểu hòa thượng và cô gái phàm trần. Song kết cục cả hai không đến được với nhau. Thậm chí, đến khi cô gái chết vì phải cưới một hoàng tử độc ác, vị hòa thượng mới nhận ra được tình cảm của mình. Mặc dù lời Việt chỉ là bản dịch lại nhưng xuyên suốt bài hát, người nghe có thể dễ dàng bắt gặp những ca từ đậm chất ngôn tình mà vị hòa thượng dành cho người con gái mình yêu thương.

Thí sinh HHVN trong trang phục áo dài - Sputnik Việt Nam
GS Thịnh: "Giải hạn cho dân chưa thấy nhưng sẽ giải được hạn thiếu tiền cho các chùa"

Không thể phủ nhận rằng chính giai điệu của bài hát khiến người nghe nhớ về những bản nhạc hoa từng “làm mưa làm gió" khắp Vpop thời của Lam Trường, Đan Trường, Cẩm Ly… Bên cạnh đó, không ít khán giả liên tưởng đến bộ phim Bất phụ như lai bất phụ khanh từng gây sốt trên thị trường phim Trung Quốc thời gian dài.

Đồng thời, những ồn ào tranh cãi về lời bài hát hay về câu chuyện ngôn tình liên quan đến tiểu hòa thượng kia cũng là một trong những lý do làm ca khúc được chú ý. Thời điểm bài hát được trình làng, bên cạnh những đánh giá tích cực, cũng có không ít tranh luận, thậm chí là chỉ trích vì cho rằng ca từ của Độ ta không độ nàng phản ánh sai lệch về giáo lý nhà Phật. Không ít khán giả lên tiếng bức xúc khi những từ ngữ như “vạn dặm tương tư", “không thể quay đầu", “mộng tàn tan theo bóng Phật, trả lại người áo cà sa" làm phá vỡ hình tượng một người tu sĩ.

Ngay từ câu hát đầu tiên “Phật ở trên kia cao quá, mãi mãi không độ tới nàng" như một lời oán trách của vị hòa thượng với đức Phật về câu chuyện tình không thành của mình. Điều này được đánh giá là không phù hợp, gây sự ngộ nhận về tín ngưỡng tôn giáo. Một khán giả nhận xét:

“Tôi vừa nghe qua mấy câu của bài hát đó tôi đã thấy không thuận tai rồi. Những vấn đề về tâm linh, tôn giáo không thể mang ra mà viết nhạc kiểu vậy được. Nên bỏ bài hát này đi”.

Chùa Bái Đính - Sputnik Việt Nam
Đại gia cũng "ăn mày" cửa Phật?

Trong khi đó, tài khoản khác gay gắt hơn: “Giai điệu bài hát thì hay nhưng ca từ không phù hợp. Những chính giáo của con người bỗng biến thành đề tài giỡn chơi của giới trẻ, thật không hay và càng không nên chút nào". Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lên tiếng bênh vực, cho rằng mỗi người đều có những hỉ nộ ái ố riêng và nội dung bài hát cũng chỉ nói lên nỗi lòng của nhân vật chứ không báng bổ Phật giáo như ý kiến nhiều người đưa ra.

Thái Quỳnh cho biết anh cũng đọc nhiều bình luận của khán giả liên quan đến vụ việc này. Tuy nhiên, anh khẳng định đây chỉ là một bài hát đơn thuần chứ không có ý kích động hay xúc phạm tôn giáo. Đồng thời, chính Thái Quỳnh cũng thừa nhận việc ồn ào này là một trong những yếu tố giúp ca khúc được chú ý hơn.

“Vì bài hát đã thành hiện tượng nên chắc chắn sẽ vướng phải không ít ý kiến trái chiều. Có nhiều người không thích nhưng vẫn bàn luận, tức là họ đang kéo một lượng người chưa biết về bài hát để người ta nghe thử. Chính điều đó thúc đẩy cho bài hát càng ngày càng được quan tâm hơn", anh chia sẻ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала