Gạo Việt Nam có "đối thủ mới"- Trung Quốc

© AFP 2023gạo Trung Quốc
gạo Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Từ tháng 6/2018, Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu gạo Việt Nam lên mức 50%, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nửa cuối năm 2018 gần như tê liệt, cả năm chỉ còn 1,3 triệu tấn, giảm đến 41% so với năm trước đó, thấp nhất kể từ năm 2012, báo Đất Việt thông tin.

Ngày 24/6, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 tại TP.HCM.

Lúa gạo - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ không để người Nga phải thiếu gạo ăn

Theo Bộ Công thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều bất lợi về thị trường khi các thị trường truyền thống nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh đều đồng loạt giảm nhập khẩu.

Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập từ Việt Nam 223.078 tấn gạo, trị giá hơn 111,3 triệu USD, giảm gần 74% so với cùng kỳ năm 2018 do tồn kho cao và việc nước này nâng cao hàng rào kỹ thuật.

Trung Quốc từng là thị trường số 1 của gạo Việt Nam, chiếm hơn 40% thị phần thì nay xuống thứ 3 (sau Philippines và Malaysia), còn 8,1%.

Năm 2019, Trung Quốc cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo 5,32 triệu tấn nhưng dự báo chỉ nhập khoảng 3,5 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với năm 2018.

Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu gạo của nước này trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 850.000 tấn, giảm 24,4% trong khi xuất khẩu cũng xấp xỉ lượng nhập, với 829.900 tấn, tăng 112,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lại khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn
Báo Người lao động dẫn lời bà Bùi Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông tin thêm, các nước xuất khẩu gạo trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ,… đang xem Trung Quốc là đối thủ mới khi Trung Quốc có thể vươn lên vị trí thứ 5 thế giới về xuất khẩu gạo khi giải phóng tồn kho.

Hồi đầu năm nay, lần đầu tiên sau 4 năm, Chính phủ và các bộ ngành đã phải họp với nhau để tìm cách giải cứu giá lúa vụ đông xuân do người mua vắng bóng, giá lúa xuống thấp.

Sau hơn 30 năm xuất khẩu gạo ra thế giới, các thị trường truyền thống của Việt Nam chủ yếu vẫn là khu vực Đông Nam Á (Philippines, Malaysia, Indonesia) và châu Phi.

Vào năm 2012, Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh nhập gạo Việt Nam, trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và duy trì vị trí đó cho đến nay với trên 30% tổng lượng gạo xuất khẩu (năm 2016 là 36% và 2017 là 39%), chưa kể lượng xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới.

Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học dự đoán về một “cuộc khủng hoảng gạo" ở châu Á

Nhưng khi trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, Trung Quốc cũng đã bắt đầu có những biện pháp thiết lập luật chơi. Đầu tiên là việc chỉ định các đơn vị kiểm định và xông trùng gạo năm 2016. Sau đó là việc cấp giấy phép các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, làm giảm mạnh số đầu mối xuất khẩu sang thị trường này. Trong số 152 doanh nghiệp xuất khẩu gạo là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt nam (VFA), mới chỉ có 21 doanh nghiệp được phía Trung Quốc cho phép xuất khẩu.

Đặc biệt, từ tháng 6/2018, Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu gạo Việt Nam lên mức 50%, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nửa cuối năm 2018 gần như tê liệt, cả năm chỉ còn 1,3 triệu tấn, giảm đến 41% so với năm trước đó, thấp nhất kể từ năm 2012.

Hậu quả là vụ đông xuân 2019, Việt Nam phải giải cứu giá lúa. Chưa hết, từ giữa năm 2019, Trung Quốc kiểm soát chặt hơn với việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam và các nước ASEAN.

gạo Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẵn sàng nuôi Mỹ bằng gạo biến đổi gen, nhưng cấm dùng trong nội địa

Theo đó, gạo Việt muốn vào thị trường Trung Quốc phải đảm bảo các quy định về truy xuất nguồn gốc, mẫu kiểm tra phải được đưa đến cơ sở của Trung Quốc kiểm nghiệm; bao bì, nhãn mác phải ghi đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa theo thông lệ quốc tế và phải được cơ quan kiểm nghiệm của quốc gia này đóng dấu...

Các biện pháp mà Trung Quốc đưa ra cũng là thông lệ đang được nhiều thị trường khác áp dụng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, thị trường Trung Quốc ngày càng khó tính trong nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với một thị trường khổng lồ ngay bên cạnh, Việt Nam cần phải tận dụng để xuất khẩu. Thay vì tập trung vào lượng, doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc bằng tiêu chuẩn toàn cầu. Bởi có như vậy, gạo Việt mới không bị lệ thuộc bởi một thị trường nào.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала