Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam

© Ảnh : Thống Nhất –TTXVN Tiếp tục chương trình thăm Nhật Bản, sáng 1/7/2019, tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kanetsugu Mike, Chủ tịch Ngân hàng MUFG (Nhật Bản).
Tiếp tục chương trình thăm Nhật Bản, sáng 1/7/2019, tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kanetsugu Mike, Chủ tịch Ngân hàng MUFG (Nhật Bản). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư chất lượng cao từ Nhật Bản và sẽ tổ chức đối thoại thường xuyên với nhà đầu tư Nhật Bản để tháo gỡ khó khăn, VOV thông tin.

Sáng 1/7, tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng lãnh đạo một số bộ, ngành đã tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, tập trung vào ba chủ đề chính là phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ logistic, đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là khách mời đặc biệt của Thượng đỉnh G20: Nhật Bản rất coi trọng Hà Nội

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những buổi tọa đàm trực tiếp này giúp giải quyết nhiều vấn đề doanh nghiệp quan tâm, mang lại hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Do đó, Việt Nam sẽ tổ chức thường xuyên các diễn đàn doanh nghiệp, tọa đàm để tiếp tục giải quyết các vướng mắc nhà đầu tư quan tâm trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư và Việt Nam.

Thông tin về môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh đến Hiệp định Thương mại đầu tư Việt Nam-EU vừa được ký kết ngày 30/6 và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà cả Việt Nam và Nhật Bản đều tham gia.

“Việt Nam vừa ký kết Hiệp định EVFTA, thúc đẩy cố gắng ký RCEPT năm nay, đây chính là thời cơ của Nhật Bản. Khuyến khích đầu tư FDI chất lượng cao của Nhật Bản vào Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có Toyota, Canon, TEPCO, Yusen Logistic, Sojitz, JXTG,..., đánh giá cao việc Chính phủ thường xuyên tổ chức và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.

Giao thông đường bộ ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản cho Trung Quốc hít bụi trong cuộc đua cơ sở hạ tầng Đông Nam Á, Việt Nam là ví dụ điển hình

Các nhà đầu tư đã đề xuất một số vấn đề trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, phát triển năng lượng điện bảo vệ môi trường, phát triển hạ tầng cảng biển và giao thông kết nối, vấn đề thuế, hải quan, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, vấn đề làm thêm giờ của người lao động...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, những năm qua, ngành hải quan cũng đã cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh thông quan, đặc biệt là triển khai cơ chế 1 cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Những bất cập mà doanh nghiệp nêu ra, Chính phủ giao các bộ, ngành tiếp thu để tháo gỡ.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNTiếp tục chương trình thăm Nhật Bản, sáng 1/7/2019, tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tiếp tục chương trình thăm Nhật Bản, sáng 1/7/2019, tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.

Về vấn đề cung cấp điện ở Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, điện là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam, nhất là khi Việt Nam cần tăng trưởng khoảng 7%/năm thời gian tới. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản nghiên cứu và làm việc với Bộ Công thương Việt Nam. Việt Nam khuyến khích phát triển dự án điện năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Cùng với đó là hình thành thị trường điện cạnh tranh, đảm bảo minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn cho doanh nghiệp Nhật Bản

Về vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô, ông Toshizo Tanaka, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính Canon, cho biết, công ty phải nhập khẩu một số linh, phụ kiện từ nước ngoài nên mong muốn phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Cùng với đó, ông Tanaka đề xuất về vấn đề đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam: “Chúng tôi mong Chính phủ Việt Nam xem xét đào tạo kỹ sư thiết kế, bảo trì cho ngành sản xuất. Cùng với đó là cải thiện môi trường trong ngành sản xuất và chế tạo. Việc đảm bảo nhân lực cho ngành sản xuất đang gặp khó khăn. Trong bối cảnh ngành dịch vụ Việt Nam đang phát triển thì để Việt Nam duy trì là nơi tập trung các hoạt động sản xuất thì việc đảm bảo nhân lực trong lĩnh vực này là không thể thiếu. Do đó chúng tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sản xuất, trong đó có thể tham khảo cách thức đào tạo có hiệu quả".

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam vượt Trung Quốc về triển vọng hút FDI?

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh việc kết hợp giữa cơ quan quản lý, nhà trường và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời rõ hơn về vấn đề này.

Về vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, cố vấn Công ty Yusen Logistic, ông Shoji Murakami, đánh giá, Việt Nam phát triển mạnh mẽ hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế, nhất là các cảng trung chuyển và hệ thống đường bộ kết nối các cảng này với các Thành phố lớn. Các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này. 

Khẳng định Việt Nam đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong đó có cả hình thức đầu tư ODA, hợp tác công tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực này. Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trả lời rõ hơn nội dung này cho nhà đầu tư.

Ngân hàng BIDV - Sputnik Việt Nam
"Theo tấm gương của Nhật Bản": tại sao các ngân hàng Hàn Quốc đến Việt Nam

Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng giám đốc Ngân hàng MUFG Kanetsugu Mike, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản.

Thủ tướng đánh giá cao Ngân hàng MUFG đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Vietinbank tổ chức Tọa đàm giữa Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các bộ ngành và các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản. Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ tướng đề nghị MUFG đóng góp thiết thực vào vun đắp mối quan hệ này.

Nêu rõ, Việt Nam có quyền lựa chọn các nhà đầu tư có chất lượng trên toàn cầu để đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng đề nghị MUFG đưa các doanh nghiệp có chất lượng vào thị trường Việt Nam. 

Tổng giám đốc Ngân hàng MUFG trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và cho biết, Việt Nam là nước mà các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất hiện nay. Với sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc tổ chức các buổi đối thoại, diễn đàn với doanh nghiệp Nhật Bản thường xuyên là cơ hội rất tốt dành cho doanh nghiệp Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản cần học hỏi Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ với Trung Quốc

Ông Kanetsugu Mike cho biết, sau hội nghị xúc tiến đầu tư lần trước tại Nhật Bản có sự tham dự của Thủ tướng, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư và mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Tổng giám đốc Ngân hàng MUFG mong muốn, MUFG được làm cầu nối phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh đề xuất này và đề nghị các đề xuất cần mang tính xây dựng, chính đáng, trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала