Phút trùng phùng của người mẹ 83 tuổi và con gái lưu lạc 22 năm

© Ảnh : Nhật TânCụ Hến ngồi khóc bên con gái thất lạc 22 năm
Cụ Hến ngồi khóc bên con gái thất lạc 22 năm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Tôi cầu trời khấn Phật để mong tìm được con gái út mà nó mất tích không trở về. Vậy là gia đình làm đám giỗ cho nó hàng năm. Giờ nó về thật rồi", người mẹ 83 tuổi nghẹn ngào nói,theo Zing.

Trưa 4/7, con đường từ trung tâm xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) về ấp Bửu Đông tấp nập người. Mỗi lúc kẹt xe cục bộ, phóng viên luôn nghe những người xung quanh bàn tán về chuyện chị Nguyễn Kim Hon (43 tuổi) trở về quê sau 22 năm lưu lạc ở Trung Quốc.

Thí sinh chờ làm bài thi - Sputnik Việt Nam
36 thí sinh gian lận còn lại của Hòa Bình đang lưu lạc phương trời nào?

Giây phút trùng phùng

Căn nhà cấp 4 của ông Nguyễn Văn Tảng (51 tuổi, anh ruột của chị Nguyễn Kim Hon - người phụ nữ lưu lạc 22 năm ở Trung Quốc) nằm cạnh đồng tôm ở ấp Bửu Đông. Từ sáng sớm đã có hàng trăm người đến xem chị Hon về đến nhà hay chưa để hỏi thăm thông tin về những tháng ngày chị ở xứ người.

Trong lúc chị Hon bay từ Hà Nội về Cần Thơ, gia đình ông Tảng đã thuê người dựng rạp trước sân và đặt nhiều bộ bàn ghế chuẩn bị cho tiệc ăn mừng người thân trở về sau 22 năm mất tích.

© Ảnh : Nhật Tân.Chị Hon dừng chân tại một quán giải khát ven quốc lộ 1 để uống nước dừa.
Phút trùng phùng của người mẹ 83 tuổi và con gái lưu lạc 22 năm - Sputnik Việt Nam
Chị Hon dừng chân tại một quán giải khát ven quốc lộ 1 để uống nước dừa.

Cụ bà Nguyễn Kim Hến (83 tuổi, mẹ chị Hon) cũng được các con đón sang nhà ông Tảng để chờ đợi giây phút trùng phùng.

Gần cuối buổi sáng, chị Hon bịt khẩu trang kín mặt, bước xuống ôtô rồi được người thân chở bằng xe máy về nhà ông Tảng. Vừa đến nơi, thấy hàng trăm người đứng kín sân từ trước ra sau và bên hông nhà nên chị Hon được gia đình "hộ tống" đi thẳng vào phòng trong. Nhiều giờ liền, chị không tiếp xúc với người bên ngoài và gia đình từ chối những câu hỏi của các phóng viên.

Gần 14h cùng ngày, sau khi ăn cơm xong và tinh thần ổn định, người phụ nữ lưu lạc 22 năm ở xứ người đã ra ngoài trò chuyện với mọi người bằng vài câu tiếng Việt nhưng nói rất chậm, còn lại là tiếng Trung Quốc nên chỉ vài người hiểu.

Theo chị Hon, trong những năm đầu ở Trung Quốc, chị bị bán cho nhiều người đàn ông chứ không phải một. Chỉ vì không sinh được con, chị bị các ông chồng đánh đập nên phải bỏ nhà đi làm thuê và tìm cách về Việt Nam.

© Ảnh : Ảnh: Nhật Tân.Hàng trăm người đến nhà ông Tảng để hỏi thăm chị Hon.
Phút trùng phùng của người mẹ 83 tuổi và con gái lưu lạc 22 năm - Sputnik Việt Nam
Hàng trăm người đến nhà ông Tảng để hỏi thăm chị Hon.

Chiều 30/6, những thành viên của Câu lạc bộ Thắp sáng niềm tin ở Lạng Sơn phát hiện chị Hon đi lang thang tại cửa khẩu giáp biên giới Trung Quốc. Sau khi hỏi thăm và biết người này đang tìm đường về quê, các thành viên câu lạc bộ đã báo công an, rồi đưa chị Hon đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn để được giúp đỡ.

Từ hình ảnh trên mạng xã hội, anh của chị Hon đã nhận ra người em gái mất tích 22 năm. Được chính quyền địa phương giúp đỡ về mặt giấy tờ, nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ chi phí, ông Tảng đã đi Lạng Sơn đón em gái.

Lúc gặp lại con gái, người mẹ già ôm chầm lấy con bằng đôi tay run rẩy. Do "bất đồng ngôn ngữ" nên hai mẹ cứ ôm nhau khóc ngất rồi sau đó cùng dìu vào phòng.

"Hơn hai chục năm trước, nó đi làm ăn xa rồi mất tích. Tôi cầu trời khấn Phật mấy năm để mong tìm được con gái út nhưng nó không về. Vậy là gia đình làm đám giỗ cho nó hàng năm. Nào ngờ đâu nó về thật rồi", cụ bà nói trong nước mắt.

Thu hồi giấy khai tử

Bà Nguyễn Hồng Cẩm, Chủ tịch UBND xã Long Điền Đông, cho biết trước khi ông Tảng đi Lạng Sơn, chính quyền địa phương có xác nhận giấy tờ về quan hệ huyết thống mẹ - con của bà Hến với chị Hon. Do UBND xã đã làm giấy khai tử cho chị Hon nên nơi đây sẽ đề nghị Phòng Tư pháp và UBND huyện xem xét thủ tục, ra quyết định thu hồi giấy khai tử.

"Sau khi huyện thu hồi giấy khai tử thì xã sẽ làm lại giấy khai sinh và giúp chị Hon làm các giấy tờ tùy thân khác", bà Cẩm nói.

Ông Bùi Quốc Lĩnh, cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội của UBND xã Long Điền Đông, nói rằng đã túc trực tại nhà cụ Hến, ông Tảng suốt 3 ngày qua để hỗ trợ gia đình khi cần xử lý những việc liên quan đến chị Hon.

Động viên con vững tin trước giờ làm bài. Ảnh chụp sáng 25/6 tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Nhiều thí sinh được nâng điểm là con em lãnh đạo đương nhiệm: Phụ huynh phát biểu khó tin

Theo ông Lĩnh, do người phụ nữ này không có giấy tờ tùy thân nên chính quyền địa phương đã làm giấy tờ bảo lãnh để chị Hon mua vé máy bay. Lịch trình ông Tảng đi đón chị Hon và hai anh em cùng về, ông Lĩnh nắm rõ nhưng không tiết lộ cho báo chí nhằm đảm bảo an toàn.

"Phòng sự cố xảy ra nên chúng tôi nói là chị ấy đi xe đò về quê nhưng thực tế là đi máy bay. Lý do đón chị Hon về nhà ông Tảng vì nhà cụ Hến siêu vẹo, không có chỗ tiếp khách và không an toàn trong mùa mưa bão", ông Lĩnh nói.

Cũng theo ông Lĩnh, khi về đến nhà anh ruột, sức khỏe chị Hon không tốt nên đã không tiếp xúc với mọi người. Bác sĩ cũng được chính quyền địa phương mời đến để kiểm tra sức khỏe cho chị Hon.

Ông Ba Hoàng (55 tuổi, hàng xóm của ông Tảng) cho biết rất bất ngờ khi hay tin chị Hon trở về sau nhiều năm được gia đình làm đám giỗ. Qua báo chí, ông Hoàng biết người hàng xóm thất lạc ở Trung Quốc nay tìm đường về quê nên láng giềng rất xúc động.

"Như là một giấc mơ vì 'người chết' bỗng dưng trở về bằng xương bằng thịt. Chúng tôi rất vui nên từ sáng sớm đã kéo đến nhà anh Tảng để chúc mừng gia đình, chúc mừng cụ Hến", ông Hoàng nói.

Trước khi về Long Điền Đông, chị Hon ghé nhà người thân ở TP Bạc Liêu rồi thắp hương viếng Phật tại Quan âm Phật đài ở phường Nhà Mát. Chị nói chưa có dự định gì cho tương lai, trước mắt sẽ ở với mẹ để chăm sóc cụ Hến.

Theo lời kể của chị Hon, hơn 22 năm trước từng có chồng ở quê nhà nhưng đã ly hôn. Chị sau đó theo bạn bè lên Cần Thơ làm thuê được khoảng một tháng thì có người rủ về quê.

Tưởng về quê nhưng không ngờ chị ngủ lúc nào không hay, khi tỉnh dậy thì biết đang ở Trung Quốc và không còn nhớ gì. Tại xứ người, chị bị bán cho nhiều người đàn ông mua về làm vợ. Không sinh được con, những người chồng lần lượt đánh đập, ruồng bỏ chị Hon nên người phụ nữ này bỏ đi lang thang rồi xin làm thuê ở nhiều nơi.

Có lần xem tivi nghe được hai từ "ăn cơm", rồi chị nói theo. Lúc đó, mọi người xung quanh cho rằng chị là người Việt Nam nên hướng dẫn tìm đường về quê.

"Tôi làm thuê ở nhiều nơi, từ giúp việc nhà cho đến rửa ly, chén ở quán ăn uống. Những lúc gặp cảnh sát, tôi hỏi đường về Việt Nam. Đổi chỗ làm thuê nhiều nơi và nhiều năm thì tôi đã đặt chân đến Lạng Sơn", chị Hon nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала