Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu trò chơi địa chính trị bên phe Trung Quốc

© REUTERS / Roman PilipeyTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hai quốc gia Hồi giáo lớn là Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia gần như đồng thời đưa ra tín hiệu cho Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác rằng, họ không có ý định chống lại Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra thách thức này trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh và Bộ trưởng phụ trách vấn đề tôn giáo Malaysia Mujahid Yusof Rawa đã nói lên ý kiến này khi báo cáo về kết quả chuyến đi tới Tân Cương.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố rằng, “có một thực tế không thể chối cãi được là tất cả các nhóm dân tộc sống ở Tân Cương của Trung Quốc đều sống hạnh phúc trong điều kiện phát triển và thịnh vượng". Lời tuyên bố này của ông Erdogan đã vang lên  tại cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ bốn tháng sau khi Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là “nỗi nhục nhã cho nhân loại”. Khi đó, cáo buộc của BNG Thổ Nhĩ Kỳ là lời nhận xét gay gắt nhất về tình hình Tân Cương từ phía thế giới Hồi giáo.

cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ tấn công Nga và Trung Quốc để giành lại vị thế đã mất

Chuyên gia Li Bingzhong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Sư phạm Sơn Tây (Trung Quốc) nhận xét rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi lập trường trong vấn  đề này là kết quả của những nỗ lực ngoại giao.

“Trước đây Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương, song, lời nhận xét gay gắt đó chỉ là tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ. Đây không phải là lời tuyên bố của một đại diện cấp cao, và chưa chắc nó đã phản ánh lập trường của Tổng thống Erdogan. Sau đó Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi lập trường của mình, lý do là Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ đã làm việc rất tốt. Đại sứ Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ Deng Li đã làm rõ vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của các phương tiện truyền thông địa phương. Mặt khác, chính sách nội bộ và ngoại giao của chính phủ Erdogan hiện đang trải qua giai đoạn rất khó khăn. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là một trong những phương pháp tìm giải pháp cho các vấn đề trong chính sách đối nội và đối ngoại. Vì lợi ích riêng của mình, Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm chú ý đến các vấn đề gây sự lo lắng của  chính phủ Trung Quốc và ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của Trung Quốc”.

NATO - Sputnik Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào NATO những nhân vật ủng hộ Nga và Trung Quốc?

Một số nhà quan sát cho rằng, nhận xét gay gắt của Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình nhân quyền ở Tân Cương đã được đưa ra dưới ảnh hưởng và thậm chí dưới áp lực từ Hoa Kỳ. Bây giờ, tại cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hứa rằng "phía Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép bất cứ ai chia rẽ quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Trung Quốc". Nhà phân tích chính trị Stanislav Tarasov nhận xét rằng, lời tuyên bố của Erdogan về Tân Cương cho thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu một trò chơi địa chính trị lớn:

“Erdogan bắt đầu một trò chơi địa chính trị bên phe Trung Quốc. Dĩ nhiên, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng thực thi chính sách ngoại giao hậu trường, cố gắng gây ảnh hưởng đến Bắc Kinh để giải quyết vấn đề Tân Cương. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan đang chuẩn bị vay tiền Trung Quốc, mà trước đây ông ta đã từ chối. Rõ ràng, bây giờ tình hình kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ không dễ dàng, ngoài ra Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ankara. Erdogan đang nghiêng về phía Trung Quốc, đồng thời ông thân thiện với Nga, nghĩa là, ông tự đặt mình vào vị thế đại diện của một cường quốc cùng với Bắc Kinh và Matxcơva. Ông cũng nhấn mạnh rằng, người Mỹ hành xử đối với Thổ Nhĩ Kỳ theo cách mà Ankara không mong đợi. Khi bắt đầu một trò chơi lớn với Trung Quốc, Erdogan đang cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của các tín đồ Hồi giáo ở Đông Nam Á, điều này cũng có một ý nghĩa quan trọng đối với ông ta”.

© Sputnik / Vitaliy Podvitski"Âm dương" Trung-Thổ
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu trò chơi địa chính trị bên phe Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
"Âm dương" Trung-Thổ

Bộ trưởng phụ trách vấn đề tôn giáo Malaysia Mujahid Yusof Rawa đã bị chỉ trích bởi các chính trị gia và các nhà bảo vệ nhân quyền ở đất nước ông sau chuyến đi bảy ngày tới Tân Cương vào tuần trước. Những bức ảnh được chụp tại đó giới thiệu hoạt động của các trung tâm dạy nghề ở Khu tự trị Tân Cương. Ông Shamini Darshni Kaliemuthu, giám đốc điều hành của Tổ chức Ân xá Quốc tế Malaysia cảm thấy thất vọng sâu sắc về kết quả chuyến thăm Tân Cương, chắc là ông ta muốn để bản báo cáo về chuyến thăm này giới thiệu những cảnh khủng khiếp về cuộc sống trong "trại tập trung" mà phương Tây có những sự ồn ào về vấn đề này.

 USS Dewey, Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Malaysia không thảo luận song phương với Trung Quốc về Biển Đông

Chắc là việc ủng hộ phương Tây một cách mù quáng khi họ chỉ trích Trung Quốc, cũng như việc đặt những kẻ ly khai ngang hàng với những người đấu tranh cho quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, không phục vụ lợi ích quốc gia của Malaysia. Nước Malaysia đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố từ những kẻ Hồi giáo cực đoan, những người đang cố gắng tìm nơi ẩn náu trên lãnh thổ nước này để biến nó thành căn cứ địa để tổ chức và thực hiện các hành vi khủng bố.

Tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về Tân Cương đã được đưa ra trước thềm cuộc họp kín của Trung tâm khu vực Liên hợp quốc về ngoại giao phòng ngừa tại Trung Á với sự tham gia của các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các nguồn tin nặc danh cho biết, trong cuộc thảo luận, đại diện của Hoa Kỳ và Đức đã cáo buộc Trung Quốc chà đạp nhân quyền của các nhóm thiểu số Hồi giáo tại Tân Cương. Đáp trả điều đó, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc ông Mã Triêu Húc nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ và Đức không có quyền nêu vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vì đây là công việc nội bộ của Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала