Việt Nam đã đến lúc tỉnh ngộ về FDI?

Đăng ký
Việt Nam không thu được gì nhiều từ FDI và nếu không có một chính sách rõ ràng, quyết liệt, Việt Nam sẽ còn phải trả giá, - báo Đất Việt nhận xét.

Sự việc Big C Việt Nam tạm ngưng nhận hàng may mặc Việt Nam gây xôn xao dư luận những ngày qua một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự xâm lấn thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) đã chia sẻ góc nhìn và những lo ngại của mình về vấn đề này.

Trung tâm Thương mại và Big C - Sputnik Việt Nam
Bị kêu gọi tẩy chay, BigC cam kết mở lại đơn hàng cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngay hôm nay

Nhiều sơ hở

Trước tiên, ông chỉ ra những sơ hở của Việt Nam trong chính sách đối với lĩnh vực bán lẻ cũng như trong việc lựa chọn đối tác.

Sơ hở thứ nhất, về chính sách mở cửa thị trường bán lẻ, khi đàm phán, Việt Nam đã thể hiện sự thận trọng khi đưa ra điều kiện với nhà đầu tư: khi mở điểm thứ 2 trở lên thì phải theo quy hoạch, từng dự án một phải được cấp phép.

Thế nhưng, thực tế những quy định ấy rất mỏng manh vì các địa phương được giao quyền và không quan tâm đến chuyện đó. Đa phần chỉ quan tâm đến chuyện có thành tích thu hút FDI, chuyện có đi có lại giữa nhà đầu tư với quan chức địa phương.

Big C - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương đang nghiên cứu giải pháp để bảo vệ hàng hóa Việt tại Big C

"Metro là một ví dụ điển hình. Tôi còn nhớ khi Metro mới vào, phải thảo luận đi thảo luận lại, duyệt lên duyệt xuống mấy năm trời mới cho họ làm, mà làm dè dặt, chỉ được bán luôn. Thế nhưng sau siêu thị đầu tiên, những siêu thị sau của Metro cứ "ra tuồn tuột", hết tỉnh nọ đến tỉnh kia và chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã mở được gần 20 siêu thị, tính đến thời điểm trước khi về tay người Thái", PGS.TS Nguyễn Văn Nam dẫn chứng.

Vị chuyên gia khẳng định, khi đàm phán cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam thấy rõ nguy cơ hệ thống bán lẻ có thể rơi vào tay nước ngoài, doanh nghiệp và sản phẩm trong nước sẽ gặp khó khăn, thế nhưng hàng rào pháp lý Việt Nam lại chưa đủ mạnh và đầy đủ để ngăn chặn sự bành trướng của nhà đầu tư ngoại.

"Như vậy, chính sách của ta chưa kín kẽ, thực thi kém, thiếu một sự nhất quán trong quản lý nhà nước giữa Trung ương với địa phương. Hệ quả là đến nay, doanh nghiệp FDI đã chiếm quá 50% thị phần bán lẻ Việt Nam", ông nhận xét.

Các công nhân một nhà máy dệt ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tẩy chay Big C hay “gáo nước lạnh” để doanh nghiệp Việt Nam tỉnh ngộ?

Sơ hở thứ hai là không nhận rõ đối tác của mình như thế nào. Mỗi đối tác có một mục tiêu tiêu. Ví dụ, đối tác ở châu Âu sang thì không coi việc mang hàng của họ sang Việt Nam bán là nhiệm vụ hàng đầu do chênh lệch trình độ về hàng hóa, giá cả, khả năng thanh toán.

Nhưng Thái Lan thì khác, hàng hóa của hai nước gần như nhau. Người Thái mở thị trường bán lẻ ở Việt Nam thì mang hàng của họ sang bán. Lại thêm tác động của hiệp định thương mại tự do làm cho thuế suất gần như bằng 0, doanh nghiệp Thái Lan bán hàng ở thị trường Việt Nam cũng như ở nước họ nên không tội gì mà họ không bán.

"Ban đầu, đối tác ở châu Âu sang ta không thấy ảnh hưởng lắm. Họ cứ mở siêu thị rồi khoe khai thác chủ yếu hàng Việt Nam. Nhưng dẫu có vậy thì họ lại yêu cầu chiết khấu rất cao.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về bảo đảm TTATGT - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc Big C ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam

Đến đối tác Thái Lan thì ý đồ của họ rất rõ ràng. Các tập đoàn Thái Lan vào đều tìm cách nắm các siêu thị lớn của Việt Nam, hết Metro đến Big C, được một thời gian họ bắt đầu loại bỏ hàng Việt Nam để hàng Thái vào bán dưới mọi hình thức: hội chợ, triển lãm liên tục, giảm giá, khuyến mại... Một mũi tên trúng hai đích, họ vừa chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, vừa xuất khẩu được hàng hóa cho Thái Lan.

Đây là sơ hở lớn của hệ thống chính sách và hệ thống quản lý của Việt Nam, đặc biệt trong quản lý vẫn có hiện tượng mạnh ai nấy làm, lấy lợi ích cục bộ, cá nhân làm chính dẫn đến thất bại trên thị trường bán lẻ", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại phân tích.

Nhấn mạnh rằng đã cho nhà bán lẻ ngoại vào rồi thì không thể đuổi họ ra được, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, việc Việt Nam cần làm là phải điều chỉnh chính sách về hàng hóa, khuyến mại, thuế quan... cho rõ ràng, đặc biệt là phải có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp bán lẻ trong nước, nếu không Việt Nam không chỉ thua mà còn bị doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh hết thị trường. Điều đó, cho đến nay, không còn là nguy cơ nữa mà đã hiện hữu.

Logo hệ thống siêu thị Big C  - Sputnik Việt Nam
Tẩy chay Big C: Cộng đồng mạng kêu gọi chỉ dùng hàng Việt Nam

Tỉnh ngộ về FDI

Nhìn rộng ra chính sách thu hút FDI của Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nam đánh giá, trong mấy chục năm qua chúng ta chỉ chăm chăm chạy theo số lượng, thu hút được FDI càng nhiều càng tốt, đặc biệt là ở các tỉnh.

Các địa phương chạy theo mục tiêu thu hút được đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt để chứng tỏ mình hơn các tỉnh khác, nhưng không tính toán đến cái được-mất. Chính sách mà các địa phương áp dụng để thu hút FDI, theo ông Nam, chẳng khác nào xẻo thịt của mình cho người khác ăn: miễn thuế, giao đất vô tội vạ..., cuối cùng Việt Nam hầu như chẳng thu được gì từ công nghệ, lao động đến thuế, thậm chí còn trở thành bãi rác công nghệ của FDI, môi trường bị ô nhiễm.

Tiếp tục chương trình thăm Nhật Bản, sáng 1/7/2019, tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kanetsugu Mike, Chủ tịch Ngân hàng MUFG (Nhật Bản). - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam

"Chất lượng của đầu tư FDI ít được chú trọng và đã 30 năm rồi nhưng chuyển biến không được bao nhiêu. Những năm đầu Việt Nam mới mở cửa, FDI công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường cũng được nhắm mắt làm ngơ cho vào, nhưng hơn 30 năm sau, kinh tế Việt Nam tương đối khá lên sao vẫn làm thế?

FDI đóng góp cho ngân sách Việt Nam chẳng được bao nhiêu khi lợi nhuận được chuyển hết về nước họ. Ngay giải quyết công ăn việc làm, thực ra không cần đến FDI, doanh nghiệp trong nước cũng có thể làm được.

Thất bại lớn nhất chính là FDI chưa tạo được sự lan tỏa. Hầu như FDI là một vương quốc riêng, khép kín và phát triển theo kiểu của họ: FDI cần linh kiện, phụ tùng thì về nước họ lấy hoặc sang các cơ sở của họ ở nước khác mang về.

FDI rất ít có mối liên hệ hợp tác, liên doanh với doanh nghiệp trong nước để doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ mới, phương thức quản lý hiện đại.... Nếu như xảy ra một chấn động nào đó với kinh tế thế giới, FDI rút đi hết, khi ấy nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

Asanzo xác nhận 70% linh kiện sản xuất tivi được nhập từ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Vụ Asanzo nhập linh kiện Trung Quốc và nỗi lo Việt Nam thành sân chơi của FDI

Trung Quốc cũng mở cửa mấy chục năm, nhưng từ một ngành công nghiệp ô tô yếu kém như Việt Nam đến nay họ đã có ngành công nghiệp ô tô vững mạnh. Trung Quốc thu hút FDI nhưng họ làm cho FDI phải lan tỏa, giúp doanh nghiệp trong nước học tập được kinh nghiệm, xây dựng Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, nền công nghiệp ấy là của doanh nghiệp trong nước chứ không phải FDI tạo ra", PGS.TS Nguyễn Văn Nam so sánh.

Ghi nhận những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra nhiều cảnh báo về việc thu hút FDI thế nhưng vị chuyên gia đánh giá Việt Nam vẫn còn thiếu một chính sách rõ ràng, quyết liệt, đặc biệt trong thực thi quản lý các cấp chưa có sự thay đổi, vẫn mạnh ai nấy làm. Còn kéo dài tình trạng ấy, theo ông, Việt Nam sẽ cứ mãi chịu thiệt. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала