Kiểm tra an ninh thầy cô chấm thi: Sự thất bại của một nền giáo dục thiếu niềm tin

© Ảnh : Hồng Đạt - TTXVN Các thí sinh tham gia Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019 tỉnh Kiên Giang tại điểm thi trường THPT Nguyễn Hùng Sơn, thành phố Rạch Giá.
Các thí sinh tham gia Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019 tỉnh Kiên Giang tại điểm thi trường THPT Nguyễn Hùng Sơn, thành phố Rạch Giá.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Ban đầu tôi tưởng đây là an ninh sân bay nhưng đó lại là cảnh nhân viên công an, bảo vệ đang khám xét các cô giáo trước khi vào phòng chấm thi. Dù hiểu cách nào thì việc làm ấy cũng thể hiện 1 nền giáo dục thiếu niềm tin...”, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ trên Infonet.

Ngày 3/7, đoàn kiểm tra công tác chấm thi của Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã đến “điểm nóng” thi cử Sơn La khi năm 2018 nơi này đã xảy ra vụ gian lận thi cử “vô tiền khoáng hậu”. 

Các thí sinh tại điểm thi Trường THPT chuyên tỉnh Hà Giang trao đổi sau môn thi ngoại ngữ.  - Sputnik Việt Nam
Kẽ hở chết người khiến điểm thi năm 2018 tại Hà Giang dễ dàng bị chỉnh sửa

Khu vực chấm thi tại Sơn La có hàng rào bảo vệ, các lực lượng y tế và có các phương án đề phòng sự cố.

Khu vực chấm thi được công an bảo vệ 3 vòng nghiêm ngặt, trong đó vòng 1 có 4 công an bảo vệ khu vực chấm thi tự luận và khu vực chấm thi trắc nghiệm, phòng bảo quản bài thi.

Vòng 2 có 2 nhân viên an ninh trực 24/24h, vòng 3 có cảnh sát bảo vệ trong giờ làm việc. Các phòng bảo quản bài thi, chấm thi đều theo đúng quy định.

Các cán bộ lên khu vực chấm thi phải được cán bộ an ninh quét các thiết bị điện tử. 

Ngay sau khi bức ảnh về khu vực chấm thi ở Sơn La được đăng tải đã gây nhiều ý kiến tranh cãi. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ: Ban đầu tôi tưởng đây là an ninh sân bay đang làm nhiệm vụ kiểm tra hành khách trước khi bay. Ai ngờ đó lại là cảnh nhân viên công an, bảo vệ đang khám xét các cô giáo trước khi vào phòng chấm thi.

Hai cô gái ôm nhau khóc nức nở giữa sân trường  - Sputnik Việt Nam
Vết nhơ khó rửa, vụ tham nhũng tồi tệ nhất ngành: Bệnh ung thư giáo dục, ai chữa?

Tôi không hiểu tại sao phải làm thế này. Phòng chấm thi đã gắn máy quay 24/24, có người quản lí việc chấm bài... sao còn phải khám xét giáo viên như thế? Cần có biện pháp để ngăn chặn gian lận trong thi cử là đúng nhưng không phải thế này, không làm thế được; không thể xúc phạm lòng tự trọng vốn đã đầy thương tích của người thầy.

Làm thế chỉ cho thấy hoặc là xã hội rất coi thường người thầy, không còn chút niềm tin nào với họ, hoặc là đội ngũ giáo viên rất tệ, đáng bị coi thường, không có lòng tự trọng, không thể tin được... Dù hiểu cách nào thì việc làm ấy cũng thể hiện sự thất bại thê thảm của 1 nền giáo dục thiếu niềm tin và lòng tự trọng.

Nếu đi chấm thi bị như thế tôi sẽ bỏ về ngay lập tức.

Công an tỉnh Sơn La ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thanh Nhàn (áo trắng). - Sputnik Việt Nam
Hai cựu công an tiếp tay cho nhóm sửa điểm thi ở Sơn La ra sao?
Cũng liên quan đến vấn đề trên, một giáo viên giấu tên ở Sơn La cho hay:

"Giáo viên chấm thi như chúng tôi chịu quá nhiều áp lực từ sai phạm của một số lãnh đạo Sở GD&ĐT Sơn La trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Dẫu biết bị kiếm tra như vậy là xúc phạm lòng tự trọng của cái nghề mà từ trước đến nay chúng ta vẫn nói “nghề cao quý nhất” nhưng chúng tôi cũng chẳng thể làm gì khác. Giáo viên bây giờ đâu có quyền được nói tiếng nói của mình, chúng tôi thấy lòng tự trọng bị xúc phạm đấy, thì sao? Nhiều người nói sao thấy bị xúc phạm mà không bỏ về? Xin thưa, nếu bỏ về thì chúng tôi bị kỷ luật. Lại đang giảm biên chế với lại trả lương theo vị trí việc làm nữa. Không có lương thì lấy gì nuôi con.…”.

Nhiều người khác cũng cho rằng, chấm thi mà bị rà soát đến mức này thì không thể chấp nhận được, rõ ràng đây là sự xúc phạm đến nhân phẩm nhà giáo, giáo viên chấm thi mà  bị kiểm tra không khác gì tội phạm. Cần phải chấm dứt ngay việc làm này".

Thực hư chuyện này ra sao xin được chờ câu trả lời của Bộ GD&ĐT.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала