Người Việt không thích hàng Trung Quốc? Sự lừa dối từ mác made in Vietnam

© Ảnh : Asanzo Tổng giám đốc Asanzo Phạm Văn Tam (phải) giới thiệu dòng TV màn hình cong đầu tiên của thương hiệu.
Tổng giám đốc Asanzo Phạm Văn Tam (phải) giới thiệu dòng TV màn hình cong đầu tiên của thương hiệu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khải Silk bán lụa Trung Quốc, Asanzo dính nghi án nhập hàng Tàu rồi đội lốt Việt Nam, hay các doanh nghiệp bị nghi ngờ lập lờ xuất xứ, lấy mác hàng Việt đang khiến người dân mất niềm tin vào chất lượng và nguồn gốc thật sự của hàng hóa.

Vì sao người Việt không ưa chuộng hàng Trung Quốc?

Không phải ngẫu nhiên mà bấy lâu trong dư luận đều xôn xao nghi vấn nhiều doanh nghiệp Việt Nam lừa dối người tiêu dùng, nhập linh kiện, nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc, về dán lại nhãn “xuất xứ Việt Nam”, “Made in Vietnam”.

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo - Sputnik Việt Nam
CEO Phạm Văn Tam lại nói "Asanzo là Made in Vietnam", không lừa khách hàng

Sau rất nhiều vụ việc hàng Trung Quốc giá rẻ, không đảm bảo chất lượng thậm chí gây hại sức khỏe bị truyền thông phản ánh, tâm lý “người Việt không thích hàng Trung Quốc” là dễ hiểu.

Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Đức, công bố báo cáo Made in Country Index 2017, hàng Việt được đánh giá cao hơn hàng Trung Quốc. Hàng tàu bị xếp vào loại “rất tệ tại khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.

Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%.

Cũng theo báo cáo trên, các nước trên thế giới đánh giá hàng Việt Nam vẫn được tin dùng hơn hàng Trung Quốc. Tuy nhiên ở Trung Quốc, hàng “made in China” vẫn được người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng hơn.

Doanh nghiệp có lừa dân?

Sau vụ lụa Trung Quốc chấn động người tiêu dùng Việt của Khaisilk, đến nay, nghi án Asanzo nhập linh kiện từ Trung Quốc vẫn thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào kết luận về vụ việc này. Phía Asanzo muốn “tìm lại sự trong sạch”, hối thúc kết quả điều tra cuối cùng triệt để, thì vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào được đưa ra về chuẩn hàng Made in Vietnam và có hay không việc doanh nghiệp ham lợi, lừa dối khách hàng.

VSMART - Sputnik Việt Nam
Chiếc điện thoại 5G “made in Vietnam” có gì đặc biệt?

Công ty CP Tập đoàn Asanzo đã gửi thư lên Tổng Cục quản lý thị trường, mong muốn đơn vị này sớm kiểm tra, kết luận xuất xứ sản phẩm.

Đại diện doanh nghiệp này cho biết, suốt hai tuần qua, nhiều cơ quan báo chí và truyền thông đặt nghi vấn Asanzo nhập khẩu sản phẩm điện tử gia dụng từ Trung Quốc, sau đó dán mác, thay đổi xuất xứ thành Việt Nam để lựa bịp người tiêu dùng.

 Asanzo cho rằng:

 “Thực tế từ đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo sản xuất và lắp ráp thành phẩm toàn bộ các sản phẩm điện tử gia dụng của mình mà không nhập khẩu thông qua một bên thứ ba nào. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 đến nay, doanh nghiệp có nhập khẩu một số mặt hàng thông qua đối tác, đó là lý do trên thị trường hiện nay đang đồng thời tồn tại hai dòng hàng xuất xứ khác nhau, có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và báo chí”.

Ông Phạm Văn Tam, chủ tịch Asanzo cũng khăng khăng, theo quy định việc ghi nhãn hàng hoá, bắt buộc doanh nghiệp phải ghi xuất xứ Việt Nam cho tất cả hàng hoá lắp ráp hoàn chỉnh tại Việt Nam. Điều này sẽ đúng dù linh kiện nhập về từ nhiều nước khác nhau, miễn là sản phẩm hoàn chỉnh tại Việt Nam.

"Vì thế, không có chuyện chúng tôi lừa dối người tiêu dùng khi ghi xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng ti vi do chúng tôi sản xuất. Thế nhưng nghi vấn trên đang khiến người tiêu dùng trong cả nước ngưng mua hàng. Các nhà phân phối ngưng nhập hàng và tất cả tài khoản ngân hàng đều đã bị đóng băng, khiến cho việc kinh doanh đình trệ, khốn đốn", Asanzo thông tin.

Vụ việc của Asanzo không hề đơn giản khi công ty điện tử này tiến hành lắp ráp linh kiện nhập khẩu tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cũng đang áp dụng phương pháp này. Vậy câu hỏi liệu doanh nghiệp có hoạt động gian lận, lừa dối người tiêu dùng hay không phải được xem xét rất thận trọng để tìm câu trả lời xác đáng, đáp lại người tiêu dùng nhưng cũng không gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp.

Thế nào là “Made in Vietnam”?

Tại cuộc họp báo mới đây của Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa của Chính phủ có quy định về nhãn hàng hóa. Theo đó, các sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều phải dán nhãn. Trên đó có tên người sản xuất, người lưu thông phân phối... Nghị định này cũng quy định các doanh nghiệp, các thương nhân lưu thông phân phối có trách nhiệm tự xác định thông tin đưa lên nhãn hàng hóa đó. Tuy nhiên, Nghị định này chỉ quy định về nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để xác định loại hàng hóa được ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam”.

Dây chuyền sản xuất các thiết bị điện, điện tử tại Công ty cổ phần Thiết bị điện VI-NA-SI-No (VSEE JSC) tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An).  - Sputnik Việt Nam
“Made in Vietnam” nhìn từ nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt của Asanzo

Hôm nay, tại buổi tọa đàm do Viện IPS tổ chức với chủ đề “Made in Việt Nam”, bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (VCCI) chia sẻ: Việt Nam tham gia ký kết rất nhiều hiệp định thương mại, các thành viên tham gia đều phải thống nhất áp dụng chung về quy tắc xuất xứ, trong đó vấn đề ưu đãi thuế quan được đặt lên hàng đầu đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Có 02 quy định về quy tắc xuất xứ, các thành viên tham gia đều phải thống nhất áp dụng chung về quy tắc xuất xứ sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.

Ngoài ra, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá, tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị (LVC) là những tiêu chí quan trọng xác định xuất xứ hàng hoá nhưng chưa được doanh nghiệp thực sự quan tâm. Ví dụ như: Quy định dán nhãn của Hoa Kỳ bắt buộc tất cả các hàng hoá có nguồn gốc nước ngoài nhập khẩu Hoa Kỳ đều phải dán nhãn “Made in...”.

Còn ở thị trường Liên minh châu Âu (EU) chưa có quy định nào liên quan đến dán nhãn “Made in...” cho hàng hoá không phải thực phẩm nhập khẩu vào EU, việc dán nhãn là quyền tự do của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, EU quy định bắt buộc phải khai báo nước xuất xứ của hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu.

Bà Hương khẳng định trên rằng:

“Việc doanh nghiệp cắt nhãn mác các nước khác đi gắn nhãn mác nước mình vào là hành vi về gian lận, lừa dối người tiêu dùng. Sau sự việc của Asanzo, VCCI đã gửi thông báo đến toàn bộ điểm cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa), yêu cầu kiểm tra kiểm soát tất cả các doanh nghiệp đăng ký, có nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, công nghệ đáp ứng sản xuất cho sản phẩm đó hay không. Từ đó đã, phát hiện ra một số sản phẩm tăng trưởng xuất khẩu đột biến, nhiều doanh nghiệp mới thành lập, chủ yếu là các mặt hàng điện tử, dây sạc, bộ sạc không dây, thu phát sóng wifi, máy huỷ tài liệu, thiết bị văn phòng, ván gỗ, ván ép, đá tự nhiên... Đồng thời phát hiện nhiều doanh nghiệp vào Việt Nam sản xuất gia công rất đơn giản: hàn bằng tay... rồi xuất khẩu sản phẩm đi, VCCI từ chối cấp C/O cho các doanh nghiệp này, và chỉ cấp giấy xác nhận một công đoạn sản xuất ra sản phẩm tại Việt Nam”, Công lý dẫn lời cho biết.

Còn trên Vietnamnet, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, cho hay: Đối với sản phẩm có xuất xứ không thuần túy, theo quy định của pháp luật Việt Nam là sản phẩm có tỉ lệ phần trăm giá trị nguyên liệu không có xuất xứ từ Việt Nam ≥ 30% tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất ra. Điều này thể hiện ở Thông tư 05/2018/TT - BCT ngày 03/04/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng - Sputnik Việt Nam
Tiến sĩ từ Silicon Valley trở về dẫn dắt phát triển AI 'Made in Vietnam'

Như vậy, nếu hiểu đúng, một hàng hóa được gắn dòng chữ "Made in Vietnam" chưa chắc nguyên liệu làm nên hàng hóa đó có xuất xứ 100% từ Việt Nam. Thực tế, các doanh nghiệp, chẳng hạn như may mặc, có khoảng 50% nguyên liệu vải sợi được nhập từ Trung Quốc nhưng sản phẩm được hoàn thiện tại Việt Nam nên hoàn toàn vẫn đáp ứng tiêu chí "Made in Vietnam".

Đối với mặt hàng công nghệ như điện thoại smatphone, việc xác định xuất xứ cũng tương tự như đối với mặt hàng may mặc.

"Đây là sản phẩm được xác định theo xuất xứ không thuần túy".

Chung quy lại, luật sư cho rằng: Nhãn xuất xứ "Made in Vietnam" là để chỉ ra rằng sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam. Một chiếc smartphone được ghi dòng chữ ‘Made in Vietnam’ nhưng nó chỉ mang ý nghĩa là sản phẩm này được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam mà thôi. Cũng giống như một chiếc iPhone ghi "Made in China", sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc nhưng đó là sản phẩm của Mỹ.

“Ở thời đại 4.0, chuỗi cung ứng toàn cầu thì cái nào rẻ, có lợi cho doanh nghiệp là họ đem về cho doanh nghiệp họ chứ không nhất thiết phải nguyên liệu, chế biến của Việt Nam mới là Việt Nam”, ông Diệp Năng Bình chia sẻ.

Trở lại vụ Asanzo, luật sư Diệp Năng Bình cho rằng: Ông Phạm Văn Tam (chủ tịch Asanzo) nói rằng đối với sản phẩm tivi, Asanzo nhập 70% linh kiện từ Trung Quốc, 30% còn lại Asanzo tự làm như: thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV, bộ nguồn phù hợp với điện 220V, remote... Nếu Asanzo chứng minh được điều này thì được phép ghi nhãn xuất xứ hàng hóa là Việt Nam. Nếu vậy, căn cứ vào luật Asanzo không sai. Trường hợp này, cần thanh tra kiểm tra để chứng minh đúng sai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала