Việt Nam hoàn toàn toàn có thể xây dựng được các hệ sinh thái mạng riêng

© AP Photo / Noah BergerFacebook
Facebook  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Về mặt nền tảng kỹ thuật, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn toàn có thể xây dựng được các hệ sinh thái mạng của riêng Việt Nam”, - ông Vương Mạnh Sơn, người sáng lập Viện Công nghệ Kỹ thuật Saigon phát biểu với Sputnik, bình luận về khẳng định của Ông Nguyễn Mạnh Hùng về việc Việt Nam cần có mạng xã hội và công cụ tìm kiếm riêng biệt.

Ngày 15/7, tại cuộc gặp các doanh nghiệp Công nghệ thông tin phía Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định, Việt Nam cần có mạng xã hội (MXH) và công cụ tìm kiếm riêng biệt, một mạng xã hội mới.

“Đã đến lúc chúng ta viết một mạng xã hội mới, nhân văn hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức. Đồng thời người dùng cũng phải được chia sẻ giá trị khi tham gia cuộc chơi đó”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Ngay sau đó, đề tài này đã trở thành hót trong giới chuyên gia, và đơn giản, trong cộng đồng mạng.

Sputnik đã có cuộc trao đổi với một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin về vấn đề này, ông Vương Mạnh Sơn, người sáng lập Viện Công nghệ Kỹ thuật Saigon (Saigon CTT)- nơi đã đào tạo ra hàng chục ngàn kỹ sư chuyên nghiệp về mạng máy tính theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tham vọng xây dựng một hệ sinh thái mạng xã hội của riêng Việt Nam

Sputnik: Như vậy, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền Thông Việt Nam một lần nữa khẳng định việc cần xây dựng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm của riêng Việt Nam, dành cho người dân Việt. Ông đánh giá như thế nào về ý tưởng này?

Ông Vương Mạnh Sơn: Tôi cho rằng, đây là tham vọng xây dựng một hệ sinh thái mạng xã hội của riêng Việt Nam nhằm có thể chủ động quản lý được người dùng Việt Nam, đồng thời có thể cạnh tranh kinh doanh với các mạng xã hội nổi tiếng thế giới như FB, Google và những mạng khác trên thị trường Việt Nam. 

Cụ thể hơn, theo tôi, việc chủ động quản lý cũng có nghĩa giám sát hành vi công dân Việt Nam một cách dễ dàng hơn là thông qua FB hoặc Google. Ngoài ra, còn có những lợi ích về chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, khai thuế nộp thuế điện tử... Chỉ có MXH Việt Nam mới làm được những việc này. Rồi khía cạnh lợi ích kinh doanh trong Việt Nam. Và cả vấn đề an ninh nữa.

Kỹ sư Việt Nam đủ trình độ để làm MXH

Sputnik: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tạo dựng được sản phẩm của riêng mình, khác biệt với Facebook.  Vấn đề đặt ra là: Chẳng lẽ chúng ta cứ để một ứng dụng có nguồn gốc ngoại quốc “xưng vương” (facebook), làm giàu trên chính mảnh đất Việt Nam chúng ta? Theo ông thì các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam có khả năng và tiềm năng biến ý tưởng trên thành hiện thực hay không?

Ông Vương Mạnh Sơn: Về mặt nền tảng kỹ thuật, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn toàn có thể xây dựng được các hệ sinh thái mạng của riêng Việt Nam. Vấn đề cốt yếu là thuyết phục người dùng tham gia đông đảo như thế nào để cạnh tranh với FB, Instagram, Youtube... 

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, kỹ sư Việt Nam đủ trình độ để làm MXH. Nhất là về công nghệ và kỹ thuật họ nắm được tốt.Vấn đề còn lại là ý tưởng kinh doanh thì còn yếu.

Ưu thế của các MXH Việt Nam

Sputnik: Ở Việt Nam hiện nay Zalo, Mocha, Socbay.vn... có lượng người dùng khá lớn. Thời gian gần đây, sự xuất hiện của một mạng xã hội mới - mạng xã hội Biztime đã tạo ra hiệu ứng rất tích cực, đem lại khả năng cạnh tranh cao đối với Facebook .
Là một chuyên gia trong lĩnh vực thông tin, ông đánh giá như thế nào về những mạng xã hội này của Việt Nam? Những điểm cộng và trừ của chúng? Cần phải làm gì để có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà? 

Facebook - Sputnik Việt Nam
Người Việt sẽ bỏ Facebook để dùng mạng xã hội made in Vietnam?

Ông Vương Mạnh Sơn: Một số mạng xã hội của Việt Nam đã hình thành vài năm nay với số lượng người dùng đông đảo và có nhiều tính năng sử dụng độc đáo, có tính cạnh tranh nhiều mặt với FB, Whatsapp, Viber...

Ưu thế của các MXH Việt Nam là có thể dễ dàng kết nối với các dịch vụ công cộng tại Việt Nam như chính phủ điện tử, khai thuế điện tử, thanh toán điện tử... trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, việc cạnh tranh theo kịp các trào lưu hiện đại về nội dung và kỹ thuật vận hành của các MXH hàng đầu trên thế giới để thu hút người dùng là một thách thức to lớn đối với MXH Việt Nam. Cụ thể là, việc vận hành trôi chảy cũng là vấn đề, liên quan rất rộng, tới các pháp lý, ngân hàng, thuế, ...Như tôi đã đề cập ở trên, ý tưởng kinh doanh của các MXH Việt Nam thì vẫn còn yếu. Hiện tại, Zalo cũng chưa làm kinh doanh tốt. Biztime mới mở đầu.

Đầu tư lâu dài cũng là vấn đề. MXH không có lời ngay được. Phải cần thời gian 5-10 năm. FB cũng gần đây mới cân bằng thu chi. Nhưng bên Mỹ có nhiều nhà đầu tư rủi ro đi cùng FB. Khi lên sàn FB mới có tiền. Trước đó cũng lao đao. Cho nên, nguồn tài chính để đầu tư cũng là một vấn đề rất quan trọng.

Sputnik: Cảm ơn ông Vương Mạnh Sơn đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала