Campuchia không quan tâm Mỹ nghĩ gì về mối quan hệ hữu nghị của họ với Trung Quốc

© AP Photo / Heng SinithBiểu diễn múa rồng ở Campuchia
Biểu diễn múa rồng ở Campuchia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Campuchia đang xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc theo nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và bác bỏ những thông tin của Hoa Kỳ liên quan đến quan hệ quân sự Trung-Campuchia.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin cho Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream ở Vịnh Xiêm do báo The Wall Street Journal của Mỹ đăng tải trước đó. Theo ông, đây là thông tin tồi tệ nhất từng được đưa ra chống lại Campuchia.

Ngày 22 tháng 7, Thủ tướng Campuchia đã bác bỏ tin đồn về sự không minh bạch của mối quan hệ với Trung Quốc trên trang tin Fresh News. Ông nói rằng, thỏa thuận bí mật về việc cấp cho Trung Quốc quyền sử dụng căn cứ Ream “không xảy ra vì cho quân đội nước ngoài sử dụng căn cứ là trái với Hiến pháp Campuchia”. Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ghi nhận tính chất minh bạch và bình đẳng của sự hợp tác đa dạng với Campuchia. Nhà ngoại giao bày tỏ hy vọng rằng một số quốc gia sẽ không đánh giá quá cao trình độ của sự hợp tác này.

Thỏa thuận bí mật

Trước đây tờ The Wall Street Journal trích dẫn các quan chức Mỹ giấu tên đã tiết lộ “một bí mật”: vào mùa xuân hai nước đã ký kết một thỏa thuận bí mật. Theo tài liệu này, Trung Quốc đã nhận được độc quyền sử dụng căn cứ hải quân Ream ở Vịnh Xiêm. Hợp đồng kéo dài 30 năm và tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Dường như Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng căn cứ Ream để bố trí các đơn vị quân đội, xây dựng kho vũ khí và làm điểm đỗ tàu. Trước đó đã có tin rằng, căn cứ này có thể tiếp nhận các hộ tống hạm, khu trục hạm và các loại tàu khác của Hải quân Trung Quốc.

Thông tin này đã xuất hiện ngay sau khi Phnom Penh từ chối lời đề nghị sửa chữa căn cứ hải quân Ream của Washington. Hoa Kỳ không hài lòng với quyết định độc lập của nước này và đưa ra những tuyên bố rất giống với sự can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lấy giọng tối hậu thư yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia giải thích lý do từ chối. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ nhận xét rằng, chắc là Trung Quốc đang cố gắng giành được chỗ đứng trên căn cứ này, và bày tỏ lo ngại rằng, bất kỳ bước đi nào của Chính phủ Campuchia khuyến khích sự hiện diện quân sự nước ngoài có thể đe dọa sự gắn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối các vấn đề trong khu vực và phá vỡ hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.

Cambodia - Sputnik Việt Nam
Bí mật sau lô đất 99 năm và căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia

Ý kiến chuyên gia

Đây là những suy đoán nhằm thổi phồng “mối đe dọa từ phía Trung Quốc”, - ông Dai Yonghong, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Tứ Xuyên, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

“Tôi cho rằng, đây là một loại đầu cơ, một phương pháp mà Hoa Kỳ thường  dùng để thổi phồng "lý thuyết về mối đe dọa từ phía Trung Quốc". Trên thực tế, chính Hoa Kỳ sở hữu hàng trăm căn cứ quân sự trên khắp thế giới. Trung Quốc vẫn chưa có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á hoặc ở Nam Á. Chúng tôi thậm chí có thể nói rằng, Trung Quốc không có ý định xây dựng những căn cứ quân sự. Theo tôi, Hoa Kỳ thực hiện những hành động như vậy trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ thường xuyên đưa ra những suy đoán về mối đe dọa từ phía Trung Quốc ở Biển Đông, trên bờ vịnh Bengal và dọc theo tuyến Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa, cáo buộc Trung Quốc có ý định xây dựng các căn cứ quân sự ở các quốc gia thuộc các khu vực này. Mục tiêu của họ là lôi kéo các quốc gia ven biển này về phe mình để họ mở rộng hợp tác với Mỹ.

Làm nên những câu chuyện bịa đặt là một phương pháp mà Hoa Kỳ thường dùng. Đồng thời, gần đây họ cố gắng thuyết phục Sri Lanka ký thỏa thuận song phương về việc triển khai các đơn vị quân đội Mỹ trên đảo. Có vẻ là thỏa thuận này hoàn toàn bất bình đẳng. Trên thực tế, Hoa Kỳ đang hành động như vậy cả ở Ấn Độ Dương và các quốc gia khác có liên quan đến dự án của Trung Quốc “Con đương Tơ lụa trên biển”.  Nói về Campuchia, Thủ tướng Hun Sen nhiều lần tuyên bố rõ rằng, họ bác bỏ các yêu sách của Mỹ. Nhưng, Hoa Kỳ vẫn khăng khăng đưa ra những yêu sách mới. Mỹ không chỉ thổi phồng “mối đe dọa từ phía Trung Quốc” mà còn cố gắng tìm kiếm một cái cớ cho sự hiện diện quân sự tại các quốc gia ven Biển Đông, dọc theo Con đường tơ lụa trên biển và ở Ấn Độ Dương”.

Trung Quốc là một đối tác khu vực và nhà tài trợ mạnh mẽ của Campuchia. Mối quan hệ song phương, bao gồm cả trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự, đang phát triển trong quá trình củng cố sự hợp tác kinh tế và đầu tư. Rõ ràng là mối quan hệ này không cần đến bất kỳ sự điều chỉnh nào từ bên ngoài, đặc biệt là không cần đến bất cứ ai kiểm soát các hướng phát triển của hai nước. Tôi tự hỏi: Hoa Kỳ sẽ phản ứng thế nào nếu ai đó, đặc biệt là từ bên kia đại dương, cố gắng dạy họ xây dựng quan hệ, ví dụ, với Canada.

Hun Sen  - Sputnik Việt Nam
Mỹ đừng đùa với Campuchia

Sri Lanka cũng phản đối

Theo gương của Campuchia, Sri Lanka cũng bác bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ. Hoa Kỳ muốn ký kết một thỏa thuận riêng với Colombo về khả năng triển khai đặc nhiệm Mỹ trên đảo để trong tương lai bộ máy quan liêu địa phương không trở thành một trở ngại trên con đường này. Vận động hành lang cho thỏa thuận này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sri Lanka bà Alaina B. Teplitz đã nhắc nhở về tình hình trong trận lụt năm 2017 trên đảo. Bà Teplitz nói rằng, khi đó Colombo đã nhờ tới sự giúp đỡ của Mỹ nhưng các máy bay vận tải vẫn cần phải nhận được mệnh lệnh trực tiếp của chính quyền mới phân phát hàng viện trợ. Theo bà, thỏa thuận mới sẽ cho phép Mỹ có thể đẩy nhanh các quy trình, từ đó phản ứng tốt hơn với các tình huống khẩn cấp.

Trong khi đó, các nhà phân tích chính trị và truyền thông địa phương chỉ trích gay gắt sáng kiến ​​của Mỹ, coi đó là mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia. Đồng thời, không có ai coi trọng lập luận của đại sứ Mỹ rằng thỏa thuận mới chỉ là bản cập nhật của thỏa thuận hiện có, rằng Mỹ không có ý định tạo ra căn cứ quân sự ở Sri Lanka.

Cần lưu ý rằng, Đại sứ đã bác bỏ ý tưởng rằng hiệp ước quân sự có liên quan đến Trung Quốc.

“Trung Quốc không có liên quan gì đến nó, tất cả những điều này chỉ gắn liền với mối quan hệ đối tác song phương lâu dài với Sri Lanka”, Đại sứ viết trên trang Facebook của mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала