“Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz dẫn đến điều gì?

© AFP 2023 / Jan VerhoogTàu chở dầu Stena Impero
Tàu chở dầu Stena Impero  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vương quốc Anh dự định triệu tập một phái đoàn châu Âu để bảo vệ các tàu thương mại ở eo biển Hormuz sau khi Iran bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh, Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt phát biểu hôm thứ Hai tại Quốc hội Anh. Hunt cũng cảnh báo Tehran rằng Vương quốc Anh và đồng minh có thể tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

Edward Wastnidge, giảng viên về chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Mở, nói với Sputnik trong cuộc phỏng vấn rằng: phát biểu của Jeremy Hunt là phản ứng có thể dự đoán được của bộ máy chính phủ khi cố gắng xác định cách đối phó với căng thẳng hiện tại ở Vịnh Ba Tư.

“Bộ máy chính phủ bị mắc kẹt giữa mong muốn duy trì quan hệ với Iran và việc tuân thủ JCPOA (Kế hoạch hành động toàn diện chung) cùng với các đồng minh châu Âu và nhu cầu trấn an Hoa Kỳ. Việc tuyên bố Iran bắt giữ tàu chở dầu “Stena Impero” tương đương với hành động cướp biển, là đạo đức giả, khi tính đến việc người Anh đã chiếm giữ tàu Iran vào tuần trước. Cũng cần phải tính đến tình trạng hỗn loạn hiện tại liên quan đến chính sách của Vương quốc Anh và điều này ảnh hưởng đến tình hình như thế nào. Hunt muốn hành động trong “trang phục của một chính khách” để hỗ trợ tham vọng lãnh đạo hoặc bất kỳ vị trí nào có thể mà ông có thể đảm nhận dưới chính quyền của Boris Johnson.

Điều này sẽ dẫn đến xung đột leo thang hơn nữa?

Theo Edward Wastnidge, Vương quốc Anh đang cố gắng đưa vấn đề này ra quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác trong việc tạo ra cái gọi là "sứ mệnh bảo vệ".

“Thực tế là họ cần nó cho thấy Vương quốc Anh đang ở trong tình trạng không thể bảo vệ lợi ích của mình với mức độ mà họ muốn. Tuy nhiên, việc quân sự hóa hơn nữa ở Vịnh Ba Tư là phản tác dụng, vì nó làm tăng khả năng đối đầu tình cờ. Không nghi ngờ rằng những kẻ “ diều hâu” trong nhóm chính sách đối ngoại của Trump rất hào hứng với sự leo thang này với Vương quốc Anh, bởi vì nó đưa London xích gần lại với Washington trong quan điểm cứng rắn đối với Tehran; chính là những gì họ muốn, khi  đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ đang cố tránh việc Mỹ vi phạm thỏa thuận hạt nhân”. 

Bộ Ngoại giao Nga - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Nga bình luận về ý tưởng tạo lập liên minh ở eo biển Hormuz

Liệu mở rộng hiện diện quân sự sẽ giúp giải quyết khủng hoảng hay không?

Gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực “không có cửa” góp phần giải quyết khủng hoảng,- chuyên gia thể hiện quan điểm. Những gì Vương quốc Anh và các quốc gia khác coi là “thực tế răn đe” chỉ đơn giản là một sự khiêu khích đối với Iran. Tất cả các bên cần sử dụng ngoại giao để giảm căng thẳng.

Phản ứng của đồng minh châu Âu

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Edward Wastnidge bày tỏ ý kiến ​​rằng các quốc gia châu Âu khác sẽ ít “cuồng tín” hơn trong vấn đề này so với Vương quốc Anh. Họ cũng có thể cung cấp một số hỗ trợ vật chất và phát biểu ủng hộ hạn chế, nhưng họ không quan tâm đến cuộc xung đột với Iran và không muốn gia tăng căng thẳng tăng hơn nữa.

“Đối với EU, việc duy trì JCPOA là rất quan trọng và rất có thể họ sẽ đợi cho đến khi một chính phủ mới của Anh được thành lập; rất có thể, họ muốn xem liệu chính phủ mới của Anh sẽ nói về sự thay đổi nào đó trong chính sách đối với Iran hay không trước khi đưa ra bất kỳ cam kết quan trọng nào”, chuyên gia kết luận.

© Sputnik / Vitaliy PodvitskiXung đột dễ bốc cháy
“Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz dẫn đến điều gì? - Sputnik Việt Nam
Xung đột dễ bốc cháy
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала