Vé một chiều: đồng USD đang bị tước mất vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế

© Ảnh : Pixabay/Maklay62Đồng đô la
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đồng USD sẽ mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu, các chuyên gia của một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất JP Morgan Chase nhận xét. Họ cho rằng, điều này sẽ xảy ra khá sớm. Các ngân hàng trung ương đang giảm mạnh tỷ lệ đồng đôla Mỹ trong kho dự trữ ngoại tệ, và chính sách lãi suất của Hoa Kỳ có thể chôn vùi hoàn toàn đồng bạc xanh.

Tại sao các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới đã sẵn sàng nói lời tạm biệt USD? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Sức mạnh đang giảm đi

Theo một báo cáo gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tỷ lệ đồng USD trong kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu chiếm gần 62%, nhiều hơn gấp đôi tổng tài sản nước ngoài bằng euro, yên và nhân dân tệ.

Tuy nhiên, theo ông Jim Glassman, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng JP Morgan Chase, một trong những ngân hàng hàng đầu của Mỹ, việc tích trữ USD ở nước ngoài là hậu quả của sự mất cân bằng thương mại và là công cụ để bảo vệ khỏi các điều kiện làm rối loạn thị trường, nhưng, không phải là một bằng chứng cho niềm tin vào đồng đô la.

"Tình trạng mất cân bằng thương mại góp phần tăng cường đồng tiền quốc gia của các nước đang phát triển, khiến xuất khẩu từ đó trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường thế giới. Để tránh điều này, các thị trường mới nổi thường tái đầu tư giá trị thặng dư vào các tài sản bằng đồng USD, ví dụ như trái phiếu được định giá bằng USD giao dịch trên thị trường Mỹ", - ông giải thích. 

Sở giao dịch chứng khoán New York - Sputnik Việt Nam
Đã đến lúc thanh toán các khoản nợ: Mỹ có thể lâm vào cảnh vỡ nợ sau hai tháng

Nhà phân tích nhắc nhở rằng, không thể có loại tiền dự trữ vĩnh cửu. Đồng đô la thống trị thế giới trong gần một thế kỷ. Mặc dù nhiều người cho rằng, đồng USD đã thay thế đồng bảng Anh như một loại tiền tệ dự trữ quốc tế sau khi ký kết thỏa thuận Bretton Woods, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Sự suy giảm của đồng bảng đã bắt đầu từ lâu trước Bretton Woods, nhà kinh tế nhấn mạnh.

Mối đe dọa từ phía châu Á

Đồng USD bắt đầu tăng cường mạnh sau khi thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang (FED), thúc đẩy quá trình hình thành các thị trường vốn trưởng thành hơn và chính sách tiền tệ được điều phối trên toàn quốc - hai trụ cột của các quốc gia với đồng tiền dự trữ.

Cuối cùng, đồng USD đã chiếm được vị thế này nhờ sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay đồng bạc xanh không thể củng cố và thậm chí có thể bị mất vị thế của mình. Đồng USD đang mất dần vị thế thống trị không chỉ do các chính sách hỗn loạn của Trump, mà còn do sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á. Như Jim Glassman từ JP Morgan Chase lưu ý, giờ đây, động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế đang chuyển hướng sang châu Á. Trung Quốc có nhịp độ tăng trưởng ấn tượng nhất, trong 70 năm qua tỷ lệ Trung Quốc trong GDP toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, lên đến gần 20% (Mỹ - 24%).

“Do đó, trong những thập kỷ tới, nền kinh tế toàn cầu sẽ chuyển từ sự thống trị của Mỹ và đồng USD sang một hệ thống với châu Á có quyền lực nhất. Trong không gian tiền tệ, điều này có nghĩa là đồng USD có thể trở nên rẻ hơn so với những loại tiền tệ khác, bao gồm cả vàng”, -  tác giả của báo cáo JP Morgan cho biết.

Giảm đến mức tối thiểu

Dữ liệu về dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới cho thấy sự suy yếu kéo dài của đồng USD. Theo ước tính của Ngân hàng Trung ương châu Âu, trong năm 2018, tỷ trọng đồng bạc xanh trong dự trữ quốc tế đã giảm xuống còn 61,7% - mức tối thiểu trong 20 năm qua.

Trong bản báo cáo tháng 6, Ngân hàng Trung ương châu Âu lưu ý, đồng đô la vẫn là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong dự trữ ngoại hối, nhưng vị thế thống trị của nó bị lung lay đáng kể, đã giảm 7 điểm phần trăm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi dự trữ đồng USD đã tăng đến mức tối đa.

Năm 2018, các nước đang phát triển đã mua rất tích cực đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ. Nga đã là một trong những nước như vậy. Nhưng, sau lệnh trừng phạt tiếp theo của Washington, Matxcơva đã bán ra100 tỷ USD và mua gần 90 tỷ euro và nhân dân tệ.  

Đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Ai có thể giáng đòn quyết định vào sự thống trị của đồng đô la?

Argentina, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã bán các tài sản trị giá khoảng 200 tỷ USD. Một số nước rất cần tiền mặt để ổn định tiền tệ của mình, những nước khác từ bỏ tài sản của Hoa Kỳ vì có mâu thuẫn với Washington.

Chuyên gia Mỹ thừa nhận thất bại

Các nhà quản lý Mỹ thừa nhận rằng, nếu đồng USD mất đi vị thế thống trị trên thế giới thì điều đó sẽ gây ra những vấn đề lớn trong nước.

"Tình trạng hiện tại khi đồng đô la là đồng tiền dự trữ chính cho phép chúng tôi bảo vệ nền kinh tế khỏi những cú sốc bên ngoài", - bà Linda Goldberg, phó chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang của New York cho biết vào tháng Hai. - Việc mất vị thế thống trị trên thị trường thế giới sẽ gây ra hậu quả tiêu cực - chủ yếu cho nhà phát hành, tức là cho Mỹ".

Trong khi đó đồng đô la vẫn giữ vững vị thế của nó. Nhà tài chính nổi tiếng Ulf Lindahl, người đứng đầu A. G. Bisset Associates, chuyên nghiên cứu thị trường tiền tệ, nhắc nhở về việc, tỷ giá đồng đô la Mỹ vẫn giữ ở mức kỷ lục trong 30 năm qua.

Tuy nhiên, ông Lindahl chắc chắn rằng, tình hình sẽ sớm thay đổi và đồng USD sẽ bước vào giai đoạn giảm dài hạn. Theo nhà tài chính, trong 5 năm tới, đồng tiền của Mỹ sẽ mất giá 40% so với đồng euro.

Theo JP Morgan, sự suy giảm toàn cầu sẽ bắt đầu vào cuối năm 2019 và FED sẽ không thể đảo ngược xu hướng này trong bất kỳ trường hợp nào.

"Cuối cùng, chúng tôi sẽ phải đối mặt với cảnh đồng đô la giảm giá trong nhiều năm liền. Đến nửa cuối năm sau, chúng tôi sẽ chứng kiến ​​sự suy yếu của đồng tiền quốc gia", - các nhà phân tích tại một trong những ngân hàng lớn nhất của Phố Wall nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала