Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam sẽ không đầu hàng trước sức ép của Trung Quốc

© Ảnh : ROSNEFTRosneft bắt đầu khoan giếng sản xuất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam
Rosneft bắt đầu khoan giếng sản xuất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính sách quốc tế, nền kinh tế và ngành du lịch - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Cuộc đối đầu ở Biển Đông

Các phương tiện truyền thông nước ngoài tiếp tục bình luận về những hành động khiêu khích mới của Trung Quốc ở Biển Đông và phản ứng của các bên với hành động này. Tờ South China Morning Post viết: Việt Nam tuyên bố rằng họ gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng, Hà Nội từ bỏ cuộc đối đầu với Bắc Kinh do các hoạt động khoan ở Biển Đông. “Giới tinh hoa chính trị Việt Nam không chỉ thể hiện quyết tâm để cử tọa trong nước thấy được rõ, mà còn thu hút sự chú ý và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế sau khi tuyên bố công khai về cuộc đối đầu này trên các phương tiện truyền thông”, tờ báo trích dẫn lời chuyên gia.

 Chiến sỹ Trường Sa ngày đêm canh gác biển trời Tổ quốc.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hành động rất khôn ngoan

Trong một bài phân tích, tờ South China Morning Post ghi chú:

“Có chú ý đến cuộc đối đầu ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông khiến người ta nghi ngờ về tính hợp lý của chính sách đối ngoại: vào thời điểm khi một quốc gia đang nổi lên cần nhiều bạn bè và đồng minh để đối phó với sự thù địch của Mỹ, hành động của Trung Quốc khiến Việt Nam lánh xa Bắc Kinh và xích gần hơn Washington. Nếu Trung Quốc thực sự cần Việt Nam để giải quyết các vấn đề an ninh của mình, thì nên chú ý lắng nghe ý kiến của Hà Nội. Như lời dạy của Khổng Tử: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình ”.

tờ The Diplomat nhận xét: có lẽ, Bắc Kinh và Hà Nội vẫn có thể tìm ra lối thoát khỏi vòng xoáy căng thẳng hiện tại mà không làm leo thang căng thẳng. Nhưng, câu hỏi đặt ra là, các quốc gia trong khu vực phải phản ứng như thế nào khi Trung Quốc tiếp tục đưa ra những yêu sách và hành xử mà không quan tâm đến luật pháp quốc tế, thường sử dụng toàn bộ tiềm năng kinh tế và quân sự của mình vượt qua khả năng của các quốc gia khác ở vùng biển tranh chấp.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Câu trả lời thích đáng của Việt Nam đối với những phát ngôn không phù hợp của Cảnh Sảng

Những thành công và vấn đề của nền kinh tế

Ngành may mặc Việt Nam lên kế hoạch mở rộng nhanh chóng với dự đoán rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) hứa hẹn sẽ đem đến nhiều đơn đặt hàng. EU là thị trường may mặc lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Nhưng, trong ngành này có vấn đề thiếu nhân công lành nghề và có trình độ chuyên môn cao, theo Euronews. Còn có vấn đề với quy định ngặt nghèo về nguồn gốc nguyên liệu thô, hịện nay 70% nguyên liệu thô đến từ Trung Quốc, mà điều đó tạo ra những bất tiện nhất định. Tờ Korea Times đưa tin rằng, Hyundai Glovis sẽ xây dựng tại Việt Nam nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô cho các nhà máy ô tô Hàn Quốc. INQUIRER cho biết rằng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh lên mức kỷ lục 68 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với ba năm trước. Dự trữ ngoại tệ đầy đủ là một nguồn chính giúp ngân hàng trung ương ổn định tỷ giá hối đoái của Đô la Mỹ và Việt Nam Đồng. Business Standard cho biết rằng, hãng Hasbro - nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới, cho biết sẽ đẩy nhanh kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nhà máy mới ở Việt Nam và Ấn Độ. Tờ báo Nga Metallosnabzhenie i Sbyt ghi nhận rằng, trong 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thép thành phẩm hàng đầu ở Đông Nam Á. Và trang web 3DNews, cũng của Nga, viết rằng, các công ty nước ngoài đã bắt đầu dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam ngay cả trước khi bùng nổ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Tác giả viết về những lợi thế của Việt Nam thu hút các nhà tài trợ nước ngoài.

Lễ nghênh đón tàu khu trục Quang Trung của Hải quân Việt Nam tại Vladivostok - Sputnik Việt Nam
Lần đầu tiên tàu chiến Việt Nam đến Vladivostok

Du lịch Việt Nam đang đuổi kịp Thái Lan

Trên các phương tiện truyền thông nước ngoài và trên báo chí  Nga có rất nhiều bài viết về ngành du lịch. Seatrade Cruise News viết về Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long và lưu ý rằng, Việt Nam đứng thứ 4 châu Á về số du thuyền ghé thăm, chỉ đứng sau Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Phiên bản tiếng Nga Pattaya Now nhận xét rằng, ngành du lịch Thái Lan đang suy giảm, và nguyên nhân chính là du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Tờ báo lâu đời và nổi tiếng của Pháp - Le Figaro giới thiệu chi tiết với độc giả hành trình du lịch nông thôn Việt Nam. Và tờ The New Paper ca ngợi món bánh xèo tuyệt ngon của thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác giữa các khu vực của Nga và Việt Nam

Chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng những thông tin trên báo chí Nga. MK Tula có mấy bài viết về triển vọng phát triển hợp tác của vùng Tula với tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam. Và tờ báo Zolotoy Rog của Vladivostok đưa tin chi tiết về việc tàu khu trục Quang Trung của Hải quân Việt Nam lần đầu tiên tới cảng Vladivostok, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương Nga.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала