Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất

© Ảnh : Public domainVụ thử hạt nhân trên đảo san hô Bikini, Quần đảo Marshall
Vụ thử hạt nhân trên đảo san hô Bikini, Quần đảo Marshall - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thiên nhiên hoang dã và khí hậu khắc nghiệt của vùng Bắc Cực, 65 năm trước ở đây đã thực hiện hơn 130 vụ nổ hạt nhân. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1954, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua nghị quyết thành lập khu thử nghiệm hạt nhân trên quần đảo Novaya Zemlya.

Qua nhiều năm hoạt động, gần như tất cả các loại vũ khí nguyên tử của Liên Xô đã được thử nghiệm tại cơ sở cực kỳ bí mật này. Sau đây là bài của Sputnik về khu thử nghiệm Novaya Zemlya và những bãi thử khác, nơi đạn dược hạt nhân đã được kích nổ.

Xa nhất về phía Bắc

Vào giữa những năm 1950, Liên Xô đã gấp rút tìm kiếm nơi thành lập bãi thử mới trước nhu cầu thử nghiệm vũ khí nguyên tử không chỉ trên không và dưới lòng đất, mà cả trên biển. Đến thời điểm đó, người Mỹ đã tiến hành các vụ thử hạt nhân trên đảo san hô Bikini và Eniwetok ở Thái Bình Dương. 

Nhân viên Vườn sinh thái và phóng xạ quốc gia Pelessky đo mức độ bức xạ tại khu vực khảo sát Masai - Sputnik Việt Nam
Tìm thấy nơi có độ phóng xạ cao nhất trên Trái đất

Rõ ràng là bãi thử nên được bố trí càng xa càng tốt từ các trung tâm dân cư và các tuyến đường giao thông lớn. Quần đảo Novaya Zemlya là một sự lựa chọn hoàn hảo. Khoảng 400 người sống ở đó đã được nhanh chóng vận chuyển đến vùng Arkhangelsk.

Vào mùa hè năm 1954, mười tiểu đoàn xây dựng đã đổ bộ lên Novaya Zemlya. Mặc dù các công việc xây dựng “Object-700” với diện tích hơn 90 nghìn km2 đã được thực hiện trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các tòa nhà kỹ thuật, khu nhà ở, các phòng thí nghiệm và sân bay cho các máy bay chiến đấu đã xuất hiện sau một năm. 

© Sputnik / Ramil Sitdikov / Chuyển đến kho ảnhQuần đảo Novaya Zemlya, Nga
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Quần đảo Novaya Zemlya, Nga

Vào mùa thu năm 1955, Liên Xô đã thực hiện vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên quần đảo Novaya Zemlya. Ở vịnh Chernaya, ở độ sâu 12 mét, một quả ngư lôi với đầu đạn hạt nhân 3,5 kiloton RDS-9 đã được phóng từ tàu ngầm. Các thử nghiệm được thực hiện vì lợi ích của Hải quân. Một số khu trục hạm, tàu quét mìn và tàu ngầm đã là các mục tiêu. Khu thử nghiệm mới đã cung cấp cho các chuyên gia thông tin toàn diện về tác động của vụ nổ hạt nhân đối với tất cả các loại vũ khí và thiết bị quân sự. 

ngày tận thế - Sputnik Việt Nam
Hành tinh của chúng ta dễ bị phá huỷ. Tại sao không được tiến hành thử bom hạt nhân nữa

Trên quần đảo Novaya Zemlya Liên Xô đã thử nghiệm quả bom nhiệt hạch mạnh nhất trong lịch sử AN602, sau này nhận được cái tên không chính thức là "Bom Sa hoàng" (Tsar Bomb) hay “Mẹ Kuz'kina”. Sức mạnh của thiết bị nhiệt hạch là rất lớn - 58 megatons, gấp vài nghìn lần so với quả bom đã phá hủy thành phố Hiroshima. “Bom Sa hoàng” đã được thả từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95, được trang bị lại đặc biệt để hoàn thành nhiệm vụ này. Vụ nổ xảy ra ở độ cao 4 km. Các máy đo địa chấn trên khắp thế giới đã ghi lại những rung động mạnh nhất và sóng nổ xung quanh toàn cầu ba lần.  

© Ảnh : Soviet Armed ForcesVào mùa thu năm 1955, Liên Xô đã thực hiện vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên quần đảo Novaya Zemlya.
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Vào mùa thu năm 1955, Liên Xô đã thực hiện vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên quần đảo Novaya Zemlya.

Tính tổng cộng, Liên Xô đã thực hiện 132 vụ thử hạt nhân trên Novaya Zemlya, trong đó có 87 vụ thử trên không, 3 vụ thử dưới nước và 42 vụ thử dưới lòng đất. Vụ thử cuối cùng đã được thực hiện vào năm 1990. Kể từ năm 1992, Khu thử nghiệm chính của Bộ Quốc phòng Liên Xô đã được đổi tên thành Khu thử nghiệm chính của LB Nga. Bây giờ cơ sở này trực thuộc Cục Quản lý 12 của Bộ Quốc phòng. Trong khuôn khổ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện, trên quần đảo Novaya Zemlya có thể thực hiện các thí nghiệm phi hạt nhân để duy trì độ tin cậy và an toàn của kho vũ khí hạt nhân. 

© Sputnik / Mikhail VoskresenskiyMô hình bom nhiệt hạch "Tsar-bomba" tại Moskva
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Mô hình bom nhiệt hạch "Tsar-bomba" tại Moskva

Chiến dịch "Quả cầu tuyết"

Một khu thử nghiệm hạt nhân lớn khác với diện tích 20 nghìn km2 đã được bố trí ở một nơi khá đông đúc - bên bờ sông Irtysh, thuộc Cộng hoà Xô viết Kazakhstan, chỉ cách thành phố Semipalatinsk 130 km. Ở đây đã xây dựng cả một thành phố dành cho các nhà khoa học, chuyên gia thử nghiệm và quân nhân. Thành phố này mang tên Kurchatov.

Vào năm 1949, bãi thử đã được đưa vào hoạt động. Vụ nổ đầu tiên có sức công phá 22 kiloton, tương đối khiêm tốn. Tuy nhiên, sau một vài năm, những quả bom mạnh hơn nhiều đã được thử nghiệm ở đây. Năm 1953, các nhà khoa học Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Andrei Sakharov, đã tạo ra quả bom hydro RDS-6. Quả bom hydro có hình cầu tương tự như một lò nướng bánh gồm các lớp đồng vị phóng xạ Uranium kết hợp với nhiên liệu và thuốc nổ được xếp xen kẽ. Sức công phá - 400 kiloton. 

© Sputnik / Sergey Mamontov / Chuyển đến kho ảnhBom hydro RDS-1
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Bom hydro RDS-1

Khu thử nghiệm Semipalatinsk đã hoạt động cho đến năm 1991. Trong mấy thập kỷ, khoảng 470 vụ nổ hạt nhân đã được thực hiện ở đây. Hầu hết là các vụ thử trong đường hầm dưới lòng đất. 125 đầu đạn hạt nhân đã được kích nổ trên mặt đất và trên không. Tại khu vực này cũng đã thử nghiệm đạn dược với các chất nổ hóa học khác nhau. 

© Sputnik / Alexander Lyskin / Chuyển đến kho ảnhKhu thử nghiệm Semipalatinsk
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Khu thử nghiệm Semipalatinsk

Ở các khu vực khác của Liên Xô cũng đã thực hiện những vụ thử hạt nhân. Ví dụ, vào tháng 9 năm 1954, quân đội đã thử nghiệm đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở sân thử Totsky, vùng Orenburg. Đây là một trong những giai đoạn chính của cuộc tập trận quân sự có tên mã là "Quả cầu tuyết". 45 nghìn quân, hàng trăm xe bọc thép, khẩu pháo và máy bay đã được kéo đến sân thử Totsky. Nguyên soái Georgy Zhukov đã chỉ huy cuộc tập trận này. 

© ẢnhSân thử Totsky, vùng Orenburg, Nga
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Sân thử Totsky, vùng Orenburg, Nga

Các vụ nổ trên sa mạc

Về quy mô thử nghiệm hạt nhân không ai sánh bằng Mỹ. Bãi thử lớn nhất được xây dựng ở bang Nevada chỉ cách Las Vegas một trăm km. Năm 1951, Mỹ đã thử nghiệm ở đó vũ khí hạt nhân có sức công phá tương đối nhỏ - 1 kiloton. Sau đó, cư dân Las Vegas và các thành phố lân cận thường xuyên quan sát khói bụi nấm vụ nổ hạt nhân ở trên đường chân trời.

Người Mỹ đã cố gắng để các vụ thử được thực hiện trong điều kiện giống như chiến trường. Trong khu vực thử nghiệm đã xây dựng những toà nhà, đường phố và tuyến phòng thủ, nhiều thiết bị quân sự khác nhau đã được mang đến đó. Các camera tốc độ cao đã quay lại hậu qua do sóng xung kích gây ra. 

© AP Photo / U.S. Air ForceVụ thử hạt nhân trên đảo san hô Bikini, Quần đảo Marshall
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Vụ thử hạt nhân trên đảo san hô Bikini, Quần đảo Marshall

Họ đã thu hút những người tham gia các thử nghiệm – trong nhiều trường hợp hàng ngàn quân nhân chỉ cách tâm chấn vụ nổ vài km. Tính tổng cộng, Mỹ đã phát nổ hơn 900 đầu đạn hạt nhân trên bãi thử Nevada.

Tất nhiên, môi trường đã bị ô nhiễm bức xạ nghiêm trọng. Nhân tiện, vụ nổ bom hạt nhân "bẩn" nhất ở Nevada đã được thực hiện vì lợi ích hòa bình - vào năm 1962 trong khuôn khổ chương trình sử dụng kỹ thuật hạt nhân để khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng kho chứa nước và chứa dầu. 

Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Có nên phát động chiến tranh không? Mỹ xem xét rủi ro gắn với cuộc tấn công hạt nhân

Đầu đạn với sực công phá hơn 100 kiloton được đặt dưới lòng đất ở độ sâu 190 mét. Sau vụ nổ đã xuất hiện miệng hố với độ sâu 100 mét và đường kính gần 400 mét. 12 triệu tấn đất đã bay lên trời. Hai đám mây phóng xạ khổng lồ đã lên độ cao vài km và bay qua các tiểu bang Illinois, Nebraska, Iowa và Nam Dakota. Tất cả điều này đi kèm với bụi phóng xạ.

Vào tháng 3 năm 1954, quân đội Hoa Kỳ đã kích nổ quả bom nhiệt hạch như một phần của Chiến dịch "Castle Bravo" trên các đảo san hô Bikini và Enivetok của Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Các chuyên gia về vũ khí hạt nhân đã phạm sai lầm. Sức mạnh của vụ nổ đã là lớn gấp 2,5 lần so với sức mạnh ước tính của các nhà khoa học, và đạt 15 megaton. 

© Ảnh : Public domainVụ nổ bom Castle Bravo - bom hydro của Mỹ đã được thử nghiệm vào ngày 1 tháng 3 năm 1954 tại Bikini Atoll
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Vụ nổ bom Castle Bravo - bom hydro của Mỹ đã được thử nghiệm vào ngày 1 tháng 3 năm 1954 tại Bikini Atoll

Theo các chuyên gia, vụ nổ hạt nhân đã phát sinh lượng bức xạ sánh được với thảm họa Chernobyl. Một số đảo san hô cách xa tâm chấn hàng trăm km đã bị nhiễm phóng xạ. Tính tổng cộng, từ năm 1946 đến năm 1958, khoảng 70 vụ thử hạt nhân đã được thực hiện trên các đảo. Hậu quả là khoảng 850 cư dân trên quần đảo đã chết do nhiễm phóng xạ. 

© Ảnh : Public domainVụ thử hạt nhân trên đảo san hô Bikini, Quần đảo Marshall
Đất đá bị nung chảy. Nơi thử nghiệm những quả bom nhiệt hạch mạnh nhất - Sputnik Việt Nam
Vụ thử hạt nhân trên đảo san hô Bikini, Quần đảo Marshall
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала