Tại sao Trung Quốc không có lợi khi đợi Trump hết nhiệm kỳ

© REUTERS / LEAH MILLISDonald Trump speaks to the news media after returning from a quick trip to Williamsburg, Virginia, in Washington, U.S., July 30, 2019
Donald Trump speaks to the news media after returning from a quick trip to Williamsburg, Virginia, in Washington, U.S., July 30, 2019 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thượng Hải đã kết thúc. Theo Nhà Trắng, hai bên đã thảo luận về các vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và nông sản. Các thỏa thuận đột phá đã không đạt được, và theo các phương tiện truyền thông phương Tây, các cuộc đàm phán đã kết thúc thậm chí trước thời hạn.

Trái với mong đợi của các nhà phân tích Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không đến Thượng Hải.

Không ai đặt hy vọng lớn vào vòng đàm phán thương mại mới. Một điều khá rõ ràng là sau sự sụp đổ của 11 bàn thảo vòng trước đó hồi tháng 5, các bên đã càng xa rời sự đồng thuận so với vài tháng trước đó. Trên thực tế, thông điệp khô khan chỉ gồm một đoạn của Nhà Trắng một lần nữa khẳng định dự báo của các nhà phân tích. Hoa Kỳ và Trung Quốc ghi nhận chiếu lệ tính chất xây dựng của uộc đàm phán, tuy kết quả mang tính xây dựng duy nhất chỉ là thỏa thuận tổ chức vòng đàm phán mới ở Washington vào tháng Chín.

Ngay từ khi còn trong quá trình đàm phán, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại viết một dòng tweet giận dữ, khiển trách Trung Quốc không thực hiện cam kết. Như ông đã viết, Trung Quốc mất 5 triệu việc làm vì cuộc chiến thương mại, và chính sách thuế quan của Trump đã buộc Trung Quốc phải rút lui. Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc đừng theo chiến thuật chờ đợi cho đến năm 2020, lưu ý rằng ông sẽ lại tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, và khi đó cuộc trò chuyện với Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn hơn nữa.

Điều này là bất thường đối với Trump: trong các vòng đàm phán vừa qua, ông ta đã kiềm chế không đưa ra các tuyên bố gay gắt để tránh làm gián đoạn thành tựu thỏa thuận. Thật khó để nói chắc chắn lần này điều gì đã thay đổi: hoặc các cuộc đàm phán trên thực tế không làm hài lòng phía Mỹ. Hoặc, Trump đăng một tweet gay gắt trong quá trình đàm phán đẻ gây áp lực lên Trung Quốc.

Như đã lưu ý trong thông điệp của Nhà Trắng, phía Trung Quốc xác nhận ý định tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Ngược lại, Tân Hoa Xã viết về điều đó hơi khác: “Hai bên thảo luận về việc Trung Quốc tăng mua nông sản Mỹ phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa và tùy thuộc vào các điều kiện thuận lợi mà phía Mỹ đưa ra để mua. 

Trên thực tế, thậm chí cả hai thông điệp chính thức này có thể được đánh giá dựa trên sự khác biệt trong cách tiếp cận của hai bên. Người Mỹ cho rằng họ đã nhượng bộ ở Osaka khi Trump hứa sẽ không đưa ra mức thuế bổ sung cho các sản phẩm của Trung Quốc.

© AP Photo / Susan WalshDonald Trump và Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka
Tại sao Trung Quốc không có lợi khi đợi Trump hết nhiệm kỳ - Sputnik Việt Nam
Donald Trump và Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka

Theo Washington, để được điều này, Trung Quốc nên bắt đầu mua số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Bắc Kinh thì cho rằng, trái lại, lời hứa mua sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ trước hết là cử chỉ thiện chí. Ngoài ra, Trung Quốc thỏa thuận mua số lượng chính xác sản phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong nước. Và trong trường hợp mức giá các mặt hàng đó sẽ hấp dẫn. 

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Lựa chọn chiến lược cuối cùng cho Thương chiến Mỹ-Trung

Theo quan điểm của Bắc Kinh, chính sách áp lực mà chính quyền Trump tuân thủ không có hiệu quả. Tiến bộ trong đàm phán chỉ có thể đạt được dựa trên sự nhượng bộ và đồng thuận lẫn nhau. Do đó, Trump càng bẻ cong đường lối của mình thì càng không đạt được động thái mang tính xây dựng, và trong trường hợp này, tất nhiên các cuộc đàm phán có thể kéo dài rất lâu. Mặc dù Bắc Kinh cũng không có lợi khi theo đuổi chiến thuật chờ đợi, Sputnik cho biết.

Trên thực tế, không có nghĩa là nếu Trump thua trong cuộc bầu cử sắp tới thì điều đó sẽ có lợi cho Trung Quốc. Có một sự đồng thuận đáng kinh ngạc giữa các đảng Cộng hòa và Dân chủ là cần phải kiềm chế Trung Quốc. Hơn nữa, các nhà dân chủ đôi khi hành động thậm chí từ lập trường cứng rắn hơn. Chẳng hạn, mới đây nhà lãnh đạo nhóm thiểu số dân chủ tại Thượng viện, ông Chuck Schumer đã kêu gọi Trump hãy kiên quyết đối với Trung Quốc. Theo ông Schumer, vũ lực là cách duy nhất để đánh bại Trung Quốc. Ông kêu gọi không nhượng bộ về vấn đề Huawei. Theo ông, không nên cho người Trung Quốc 2/3 những gì họ muốn, và sau vài tháng họ sẽ nhượng bộ thực sự đối với Washington.

Có thể có nhiều vấn đề khác từ Đảng Dân chủ. Họ can thiệp liên tục vào các vấn đề Tân Cương, yêu cầu áp đặt biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky đối với các nhà lãnh đạo khu vực. Vì vậy, là người không quan tâm nhiều đến ý thức hệ so với lợi ích kinh doanh, đối với Trung Quốc, Trump có thể trở thành một kẻ ác nhân ở mức độ ít hơn.

Mặt khác, Trung Quốc cũng có những đường giới hạn màu đỏ. Các thỏa thuận thiếu bình đẳng thế kỷ 19 vẫn còn lưu dấu, do đó, các nhà lãnh đạo hiện tại dĩ nhiên không muốn lặp lại sai lầm trong quá khứ. Cũng như Trump, điều quan trọng với họ là duy trì sự ổn định nội bộ. Đối với Trump, cử tri nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, nên ông ta khăng khăng yêu cầu Trung Quốc mua nông sản Mỹ. Đối với Trung Quốc, ở cấp độ chính thức, nhà nước trong nhiều năm đã phấn đấu cho giấc mơ Trung Quốc, các thỏa thuận bất bình đẳng với các nước phương Tây là đòn cực kỳ nhạy cảm và là nguồn bất ổn xã hội. Vì vậy, không nên chở đợi một vụ tự sát chính trị như vậy từ phía Bắc Kinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала