Lầu Năm Góc không muốn từ chối kỹ thuật Trung Quốc

Đăng ký
Lầu Năm Góc tiếp tục mua phần cứng và phần mềm do Trung Quốc và Nga sản xuất, bất chấp cảnh báo của chính quyền Washington về vấn đề bảo mật. Điều này được nêu trong báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD).

Sau khi xem xét các tài liệu mua sắm của Bộ Quốc phòng, DoD rút ra kết luận rằng, trong năm tài chính 2018, Lầu Năm Góc đã mua thiết bị của Lexmark, Lenovo (Trung Quốc) và Kaspersky Lab (Nga), bất chấp cảnh báo từ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) về các mối đe dọa được cho là từ các sản phẩm Trung Quốc và Nga .

Chính quyền Washington đã nhắc tới mối đe dọa của thiết bị Trung Quốc và Nga đối với an ninh quốc gia Mỹ trong một thời gian dài. Năm 2012, một báo cáo trình lên Quốc hội Mỹ viết rằng, hai công ty Huawei và ZTE (Trung Quốc) đang tích cực hợp tác với Bắc Kinh, cung cấp thiết bị và công nghệ cho hoạt động gián điệp mạng. Hai công ty Trung Quốc này nhiều lần phủ nhận cáo buộc và khẳng định rằng, họ là công ty tư nhân và không cung cấp bất kỳ dữ liệu người dùng nào cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, hồi năm ngoái, Mỹ đã thông qua đạo luật cấm các cơ quan chính phủ sử dụng thiết bị của các đại gia viễn thông Trung Quốc. Lệnh cấm chỉ liên quan trực tiếp đến thiết bị của Huawei và ZTE, nhưng tình báo Mỹ nhấn mạnh rằng, các nhà sản xuất Trung Quốc khác có thể hợp tác với Bắc Kinh, do đó gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.

Kaspersky Lab. - Sputnik Việt Nam
Kaspersky Lab phát hiện ra các nhóm gián điệp mạng ở Trung Đông

Với Nga tình hình là tương tự như vậy, vào tháng 2 năm 2017, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cảnh báo phần mềm diệt virus Kaspersky (Nga) có thể được sử dụng để do thám người dùng máy tính và tấn công cơ sở hạ tầng của Mỹ. Kaspersky Lab tuyên bố, họ không bao giờ có liên quan đến những vụ tấn công trên không gian ảo. Tuy nhiên, cũng như trong trường hợp với các công ty Trung Quốc, phía Mỹ không chú ý đến những dẫn chứng:  vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm của công ty Kaspersky Lab. Và các sản phẩm Kaspersky Anti-Virus đã bị gỡ khỏi kệ hàng của chuỗi bán lẻ điện tử lớn nhất Hoa Kỳ Best Buy.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Lầu Năm Góc không vội vàng làm theo ý muốn của các cơ quan tình báo. Trong năm tài chính 2018, Lầu Năm Góc vẫn chi 33 triệu USD để mua hàng hóa được cho là đáng ngờ, trong đó có 8.000 chiếc máy in của Lexmark. Tình báo Mỹ cáo buộc Lexmark liên quan tới tình báo Trung Quốc và các máy in của công ty này có thể khởi động các cuộc tấn công DDoS và thu thập thông tin nhạy cảm. Ngoài ra, Quân đội và Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã mua 117 máy ảnh GoPro, theo Văn phòng Tổng Thanh tra, thiết bị này có thể quay video và chuyển những đoạn video đến nơi mà chủ sở hữu tiện ích không biết. Cuối cùng, vào năm 2018, Không quân Hoa Kỳ đã mua 1.378 máy tính Lenovo, mặc dù trong gần 10 năm nay cơ quan tình báo cảnh báo rằng những máy tính này có thể chứa những lỗ hổng an ninh (back doors). Hơn nữa, hóa ra, Lầu Năm Góc vẫn cài đặt phần mềm Kaspersky trên nhiều máy tính.

Donald Trump và Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka - Sputnik Việt Nam
Thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung: Hoa Kỳ nhượng bộ hay thực dụng

Làm thế nào mà Lầu Năm Góc, cơ quan phải bảo vệ nghiêm ngặt các bí mật quân sự của đất nước, vẫn sử dụng các thiết bị và phần mềm "nguy hiểm" như vậy? Theo Giáo sư Zhu Feng, viện trưởng viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), điều này có nghĩa là Lầu Năm Góc có cái nhìn thực tế hơn về mọi thứ, và cách tiếp cận thực dụng chiếm ưu thế trong quân đội Hoa Kỳ.

“Tôi cho rằng, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang thúc đẩy “mối đe dọa” từ phía Trung Quốc và Nga, đặc biệt trong lĩnh vực các phương tiện truyền thông và phần mềm. Những sản phẩm này được đưa vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi quốc gia có những lợi thế cạnh tranh riêng, đặc biệt là các cường quốc thương mại. Và chuỗi giá trị có tác động đáng kể đến chi phí sản xuất và việc sử dụng các sản phẩm này. Bản báo cáo của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho thấy rằng, quân đội Mỹ có cái nhìn thực tế hơn so với các đồng nghiệp của họ trong cơ quan tình báo. Trong tình hình thế giới hiện nay, không thể ngay lập tức lấy một sản phẩm nào đó và loại bỏ nó khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu núp dưới cái cớ bảo vệ an ninh quốc gia. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Lầu Năm Góc nhìn thẳng vào sự thật và xuất phát từ thực tế. Ngoài ra, hiện nay Mỹ chỉ đơn giản không có gì để thay thế một số thiết bị. Việc đặt mua những thiết bị mới là một quá trình lâu dài".

Huawei - Sputnik Việt Nam
Gián điệp cao cấp: Nhân viên tập đoàn Huawei liên hệ sâu sắc với tình báo, quân đội Trung Quốc

Kết luận của Văn phòng Tổng Thanh tra DoD chỉ ra rằng Lầu Năm Góc không đủ thận trọng về các mối đe dọa an ninh mạng. Cần lưu ý rằng, Bộ Quốc phòng không có một bộ phận riêng để đánh giá các rủi ro tiềm ẩn của thiết bị này hoặc thiết bị khác. Báo cáo viết rằng, 80% thành phần trong các hệ thống quân sự của Lầu Năm Góc là các thành phần ai cũng dùng được. Điều này giải thích một cách gián tiếp tại sao Lầu Năm Góc có “thái độ thực tế”, mà chuyên gia vừa nói ở trên. Đôi khi chỉ đơn giản  không có khả năng loại bỏ một thành phần nào đó khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Chẳng hạn, việc cấm sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei có vẻ vô lý, bởi vì các nhà sản xuất khác, ví dụ như Nokia và Ericsson, cũng sử dụng một số thành phần Huawei trong các sản phẩm của họ. Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, các cơ quan nhà nước của Hoa Kỳ cũng không thể thực hiện lệnh cấm sử dụng camera giám sát Hikvision và Dahua. Hóa ra, nhiều nhà cung cấp Mỹ bán ra máy ảnh được sản xuất bởi hai công ty Trung Quốc này dưới thương hiệu của họ. Do đó, vẫn chưa thể xác định có bao nhiêu máy ảnh Hikvision và Dahua nhìn vào hành lang của các cơ quan nhà nước Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала