Sát thủ chống tăng, pháo tự hành Made in Vietnam hoàn toàn mới gây bất ngờ

Đăng ký
Được mệnh danh là sát thủ chống tăng, vũ khí tự hành mới của Việt Nam vừa trình làng sở hữu nhiều tính năng gây chú ý mang tính đột phá về hỏa lực chiến đấu, trang bị đạn xuyên có sức tấn công mạnh.

Pháo tự hành mới Made in Vietnam có gì đặc biệt?

Trong phóng sự mới của kênh QPVN đã giới thiệu mẫu sản phẩm pháo tự hành mới của nền công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. Đó chính là pháo 85mm trên khung gầm xe tải việt dã Ural của Xí nghiệp Liên hợp Z751 trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Những vũ khí của Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Pháo ZIS-3 cho Thủy quân lục chiến Việt Nam - giải pháp tạm thời?

Tối 31/7 vừa qua trong chương trình “Thời sự Quốc phòng” của kênh QPVN đã chính thức hé lộ sản phẩm pháo tự hành mang nhiều đặc tính tích hợp mới. Thời gian gần đây, ngành công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc trong cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, như giải pháp nâng cấp và đưa lựu M101 105mm lên khung gầm xe bánh lốp Ural của Xí nghiệp Z751, đưa pháo D-44 85mm lên xe bánh xích M548 của QK9…

Hình ảnh từ phóng sự mới công bố cho thấy thùng xe tải Ural đã được dỡ bỏ để thay thế bằng sàn chịu lực làm mặt bằng để đặt pháo, tương tự như khi tích hợp pháo 105mm.

Báo bài viết với tiêu đề “Thi đua cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới” trên báo QĐND trước đó cũng đã từng đề cập đến quá trình thử nghiệm pháo chống tăng 85mm D-44  lên trên xe quân sự bánh lốp của Ban Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kỹ thuật Công nghệ tại Xí nghiệp Liên hợp Z751.

Thượng úy QNCN Phạm Duy Huỳnh, Tổ trưởng Tổ nguội, Phân xưởng Cơ khícho biết: "Mỗi năm, tôi có từ 2 đến 3 sáng kiến được áp dụng. 5 năm qua, Phân xưởng Cơ khí có 6-8 đề tài, hơn 200 sáng kiến, kinh nghiệm được áp dụng, làm lợi  từ 1,5 đến 1,9 tỷ đồng/năm; sản xuất vượt kế hoạch từ 5% đến 10%/năm”.

© Ảnh : qdnd.vn Công nhân Phân xưởng Sửa chữa Vũ khí, Xí nghiệp Liên hợp Z751 trong giờ lao động.
Sát thủ chống tăng, pháo tự hành Made in Vietnam hoàn toàn mới gây bất ngờ - Sputnik Việt Nam
Công nhân Phân xưởng Sửa chữa Vũ khí, Xí nghiệp Liên hợp Z751 trong giờ lao động.
Hạ thủy khu trục hạm thứ hai thuộc đề án Gepard 3.9 ở Zelenodolsk - Sputnik Việt Nam
Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 1 - Hạm đội

“Tại Ban Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kỹ thuật Công nghệ, với mô hình "Nhóm 4.0", đơn vị đã tập hợp nhiều kỹ sư trẻ có năng lực trình độ, đam mê sáng tạo. Cơ quan đã liên kết, hợp tác với các đơn vị uy tín trong nước và quốc tế, nghiên cứu, thiết kế cho ra đời nhiều sản phẩm giá trị, như: Bộ phận cơ khí xe radar P18, P19; tổ hợp xe phóng sản phẩm VCM-01; cấu hình tự động tầm hướng pháo tự hành 105mm; tích hợp và thử nghiệm pháo 85 Đ44 lên xe quân sự bánh lốp; xe công trình sửa chữa tổng hợp cấp chiến thuật… đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Đáng chú ý, pháo D-44 có thể được sử dụng để tiêu diệt xe bọc thép, công sự, bộ binh hay đảm nhận cả sứ mệnh phòng thủ bờ biển với tầm bắn tối đa hơn 15km. Tuy nhiên, dù có uy lực và sức công phá lớn nhưng lại kém cơ động, dễ bị vô hiệu hóa trong chiến tranh hiện đại nên Xí nghiệp đã tiến hành nâng cấp, tự hành hóa pháo D-44 lên xe tải giúp đảm bảo tính cơ động, ngụy trang, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi pháo, tăng khả năng sống sót của trang thiết bị vũ khí, duy trì tính năng kỹ thuật với hiệu suất chiến đấu cao so với phiên bản nguyên thủy.

Việt Nam ứng dụng tiến bộ công nghệ sửa chữa, nâng cấp vũ khí

Thông tin từ bài viết trên báo QĐND khẳng định Xí nghiệp Liên hợp Z751 đã nghiên cứu, thiết kế thành công hệ thống cấu hình tự động tầm hướng pháo tự hành 105mm. Đây là điểm mấu chốt cho phép pháo tự hành 85mm mới có thể được tích hợp cấu hình tự động tầm hướng tương tự sản phẩm pháo 105mm.

Theo đó, ngoài việc giữ nguyên các tính năng kỹ chiến thuật của pháo kéo nguyên thủy ở chế độ bắn trực tiếp, pháo thủ có thể sử dụng hệ thống điều khiển được tự động hóa một phần giúp nâng cao độ chính xác, đảm bảo yếu tố thời gian tính của phát bắn.

Hệ thống điều khiển pháo tự động có chức năng điều khiển góc quay và góc nâng hạ nòng pháo. Nếu hệ thống điện tử gặp phải sự cố, pháo thủ hoàn toàn có thể điều khiển thủ công bằng cần điều khiển hoặc chỉnh tầm hướng trực tiếp ngày trên mâm pháo.

Xe tăng T-90 - Sputnik Việt Nam
Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 3 - Vũ khí lục quân

Pháo dã chiến cấp sư đoàn D-44 85 mm là một loại pháo do Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng từ cuối Thế chiến thứ hai.  Sau này, Liên Xô xuất khẩu số lượng lớn pháo D-44 85mm cho Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.

D-44 85mm có trọng lượng tổng thể 1,7 tấn, dài 8,34m, rộng 1,78m và cao 1,42m với kíp chiến đấu 8 người. Hiện nay, D-44 vẫn được trang bị rộng rãi trong lực lượng pháo binh lục quân, hải quân Việt Nam.

Nòng pháo được thiết kế lại dựa trên nòng của xe tăng T-34-85 và có thể bắn các loại đạn như đạn trái phá (HE), đạn xuyên giáp bằng cỡ (AP) và đạn nổ lõm (HEAT). Đạn dưới cỡ kiểu (loại đạn có đường kính đầu đạn nhỏ hơn thân) BR-365P HVAP-T (đạn xuyên giáp dưới cỡ tốc độ cao có vạch đường) có thể xuyên 100 mm giáp ở cự ly 1000 m với góc tới 90 độ, đạn BR-367P HVAP-T cũng có thể xuyên 180 mm ở điều kiện tương tự. Đạn trái phá được sử dụng chủ yếu ở D-44 là O-365K HE nặng 9.5 kg và chứa 741 g TNT ở đầu đạn. Đạn nổ lõm BK-2M HEAT-FS (fin-stabilized - có cánh ổn định) có thể xuyên 300 mm thép đồng nhất.

Với thành công khi tiến hành đưa một số loại pháo 85mm, 105mm lên khung gầm xe tải, nền công nghiệp Quốc phòng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy kết quả, thành tựu có được, tiến tới tự hành hóa các loại pháo xe kéo cỡ nòng lớn hơn như D-30 122mm, D-74 122mm, D-46 130mm, D-20 152mm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала