Năng suất lao động Việt Nam quá thấp, thua xa các nước trong khu vực

© Ảnh : Hoàng Hùng - TTXVNHoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Minda Việt Nam (khu công nghiệp Bình Xuyên)
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Minda Việt Nam (khu công nghiệp Bình Xuyên) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/30 Singapore, thua cả Thái Lan, Indonesia, thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Lao động Việt có năng suất quá thấp?

Tổng Cục thống kê vừa đưa ra báo cáo mới cho biết, năng suất lao động trong nước đã được cải thiện đáng kể thời gian qua, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực.

Theo số liệu mà cơ quan này đưa ra, với mức tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế tính theo giá hiện hành năm 2018 đạt trên 102 triệu đồng/lượt (tương đương 4.521 USD/lao động). Theo đó, tăng 6% so với năm 2017.

ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có năng suất lao động thấp hơn cả Campuchia?

“Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88%/năm”, Tổng cục cho biết.

Phù hợp với thông lệ quốc tế, ở Việt Nam, năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định ngay trong Luật Thống kê), được tính bằng GDP bình quân/một lao động đang làm việc trong suốt một năm.

Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong công tác cải thiện năng suất làm việc của người lao động. Thêm nữa, chỉ số này ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết:

“Nếu như trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,91%/năm, trong đó lao động tăng 1,5%/năm; tăng NSLĐ đạt 4,35%/năm, thì trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng NSLĐ đạt tốc độ tăng bình quân 5,77%/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,42 điểm phần trăm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm”.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nhờ đó, Việt Nam thu hẹp được khoảng cách với nhiều nước ASEAN.

Năng suất lao động Việt Nam ở đâu so với khu vực?

Nếu năm 2011, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp Việt Nam 17,6 lần, 6,3 lần, 2,9 lần và 2,4 lần thì năm 2018 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần, 5,3 lần, 2,7 lần và 2,2 lần.

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thua Trung Quốc 87% về năng suất lao động

Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện là rất thấp so với ngay chính các nước trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn đang gia tăng.

Tính theo PPP 2011, năng suất lao động Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chri bằng 7,3% Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia và 55,9% NSLĐ của Philippines.

“Điều này cho thấy nền kinh tế của Việt Nam sẽ phải đối mặt vưới thách thức rất lớn trong thời gian tới để bắt kịp các nước”, cơ quan này nhận định.

Thực tế, tính theo so sánh năm 2010, năm 2018 năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/30 lần Singapore, 29% năng suất lao động của Thái Lan, 13% năng suất lao động của Malaysia, 44% năng suất lao động của Philippines.

“Dù dùng thước đo nào đi chăng nữa thì năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp xa so với các nước trong khu vực”, Bộ LĐ-TB&XH nhận định.

Vì sao năng suất lao động Việt Nam kém xa các nước?

Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thống Kê Nguyễn Bích Lâm chia sẻ trên VGP cho biết nguyên nhân khiến mức năng suất lao động Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Xuân Phúc: "Tôi chưa công nhận năng suất lao động Việt Nam thua Lào"

Ông lý giải bằng nhiều nguyên nhân sau:

Thứ nhất là quy mô nền kinh tế còn nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân và năng suất lao động Việt Nam với các nước thời gian qua đã là thành tựu đáng ghi nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị năng suất lao động so với nhiều nước trong khu vực.

Ngoài ra phải kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ trọng điểm, mang tính chất động lực của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê: “Đối với một quốc gia, tăng trưởng GDP nếu chỉ dựa trên tăng việc làm giản đơn, trình độ công nghệ và tay nghề lao động thấp thì thường không cao và thiếu bền vững. Trong khi tăng trưởng GDP theo hướng tăng năng suất lao động tuy là thách thức lớn (nhất là đối với một nước mà đội ngũ lao động có tư duy nông nghiệp lâu đời và tỷ lệ qua lao động qua đào tạo không cao như Việt Nam), nhưng đây lại là hướng đi có tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.

Nguyên nhân thứ ba mà vị chuyên gia xác định chính là, máy móc thiết bị còn lạc hậu.

Phần lớn doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới.

“Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018, Việt Nam được xếp hạng chung là 77/140 quốc gia, trong khi các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều (Mức độ phức tạp của quy trình sản xuất xếp hạng 90; Tăng trưởng của các doanh nghiệp có đổi mới sáng tạo: 90; Kỹ năng số hóa của dân số: 98; Kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp: 128; Chất lượng đào tạo nghề: 115; Ứng dụng các sáng chế: 89)”.

Điều này chứng tỏ, Việt Nam sẽ cần tiếp tục nỗ lực xây dựng môi trường thuận lợi cùng thể chế, chính sách mới cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, thúc đẩy quá trình nâng cao công nghệ và kỹ thuật sản suất, khuyến khích sự sáng tạo. Đây là yếu tố quan trọng của sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam.

Còn một nguyên nhân nữa khiến năng suất lao động thấp chính là chất lượng nguồn nhân lực.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam còn thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt trầm trọng lao động tay nghề cao, không đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Ngoài ra, cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của nước ta còn bất hợp lý, năm 2015 tỷ lệ tương quan giữa trình độ đại học trở lên - cao đẳng - trung cấp - sơ cấp tương ứng là: 1-0,35-0,63-0,38, điều này cảnh báo thực trạng thiếu hụt kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao”, vị chuyên gia cho biết.

Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp ở nhóm lao động trẻ hoặc không phù hợp giữa công việc và trình độ đào tạo còn khá phổ biến. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, người lao động thiếu các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến.

Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Xuân Phúc: "Tôi chưa công nhận năng suất lao động Việt Nam thua Lào"

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, “đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện NSLĐ. Bên cạnh đó, già hóa dân số cũng là một vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến NSLĐ của Việt Nam trong tương lai”.

Ngoài ra Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng nêu một số nguyên nhân khác như trình độ tổ chức, quản lý hiệu quả sử dụng nguồn lao động còn nhiều bất cập hay như quá trình đô thị hóa, tích tụ công nghiệp diễn ra chậm. Thêm vào đó còn những từ thể chế.

“Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, góp phần tạo thêm động lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số “điểm nghẽn” về thể chế trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng”, ông cho biết.

Môi trường kinh doanhnăng lực cạnh tranh của Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất thấp trong khu vực. Việt Nam hiện ở vị trí thứ 68 trên 190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh.

Chỉ ra và phân tích các nguyên nhân nêu trên, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng:

“Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và CMCN 4.0 ngày càng phát triển, đây vừa là cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng cũng đưa đến nguy cơ Việt Nam dễ “bị bỏ lại xa hơn” các quốc gia trên thế giới nếu không có định hướng phát triển đúng và giải pháp hiệu quả. Một trong những điểm nhấn căn bản để thúc đẩy tăng trưởng, chính là cải thiện NSLĐ thông qua một loạt các giải pháp về thể chế, chính sách; giải pháp chung cho nền kinh tế và giải pháp cho khối doanh nghiệp”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала