Pompeo mở mặt trận mới chống Trung Quốc. Bây giờ là trên sông Mê Kông

© REUTERS / Yuri GripasNgoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Bangkok vào tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra loạt chỉ trích kế tiếp nhắm vào Trung Quốc, - nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.

Bây giờ ông Pompeo không thích kế hoạch của Trung Quốc về xây dựng các công trình thủy lực ở thượng nguồn sông Mê Kông. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho rằng chương trình của Trung Quốc với dòng sông này, bao gồm nổ mìn và nạo vét lòng sông, là “xu hướng đáng lo ngại”.

Lập luận yếu ớt của Trung Quốc

Mà trong những ngày này Trung Quốc bị điểm danh là thủ phạm của hạn hán ở Thái Lan. Một số nhà báo và chính trị gia gọi ra nguyên nhân của thảm họa này là các con đập và nhà máy điện xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông trên lãnh thổ Trung Quốc. Ở Bangkok cũng trong những ngày này,  Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố phản bác: ông Vương lý giải là hạn hán cũng ảnh hưởng đến cả vùng bờ sông Mê Kông của Trung Quốc, tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh Quốc tính rằng có thể tăng dòng nước chảy xuống sông Mê Kông để giúp các nước ở khu vực hạ lưu sông.

© AP Photo / Eugene HoshikoĐập Đại Triều Sơn
Pompeo mở mặt trận mới chống Trung Quốc. Bây giờ là trên sông Mê Kông - Sputnik Việt Nam
Đập Đại Triều Sơn

Cộng đồng thế giới không có lý do gì để không tin lời Bộ trưởng Trung Quốc. Từng có  hành động tương tự là mở cửa xả lũ để cứu các khu vực của nước láng giềng Đông Dương khỏi cảnh hạn hán mà Bắc Kinh thực hiện vào năm 2016. Khi đó các huyện ở đồng bằng sông Mê Kông bị hiếm nước.

Tuy nhiên, đây cũng là chủ đề chỉ trích rộng rãi về quan điểm của Bắc Kinh. Một thực tế hiển nhiên: Trung Quốc là thế lực có khả năng quyết định số phận của hàng triệu con người. Bởi đơn giản là nhiều con sông bắt nguồn từ lãnh thổ CHND Trung, kể oa, kể cả Hoa, cả những con sông kỳ vĩ như Mê Kông và sông Hằng. Do đó, ở Ấn Độ, nơi sông Hằng chảy qua và ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam - các nước nằm ven bờ sông Mê Kông, đều cảm thấy bất an về ngày mai khi hiểu rằng chìa khóa nguồn nước chính của họ nằm trong tay nhà chức trách Bắc Kinh. Và không ai biết người Trung Quốc sẽ sử dụng cái chìa khóa này như thế nào.

Sông Mekong - Sputnik Việt Nam
Liên minh cứu sông Mê Kông kêu gọi dừng xây đập thủy điện

Còn thêm khía cạnh khác không thể làm các dân tộc Đông Dương yên tâm. Một cách khách quan, sự phát triển kinh tế nhanh chóng như vũ bão của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đòi hỏi phải tăng nguồn cung năng lượng cho các quốc gia này. Vì thế đã sản sinh nhiều dự án về xây dựng trạm thủy điện trên sông Mê Kông. Một số công trình đã được xây dựng trên lãnh thổ Trung Quốc, và bắt đầu ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực, kể cả gây phương hại đến dự trữ sinh học cốt yếu của sông Mê Kông. Điều này xảy ra bởi việc xây dựng như vậy luôn tiến hành vội vàng, không có nền tảng kỹ thuật và biện chứng môi trường cần thiết. Và ở đây người Trung Quốc cũng bị tố lỗi.

Xung đột của hai dự án

Trên thực tế, những chỉ trích gay gắt của ông Pompeo đã tiếp theo tâm trạng lợi ích chính trị và thương mại của người Mỹ. Đã cả chục năm nay, người Mỹ cùng với năm nước ASEAN (Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan) hợp tác trong khuôn khổ của "Sáng kiến ​​hạ lưu sông Mê Kông" (The Lower Mekong Initiative - LMI). Dự án trù tính sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các nước kể trên trong việc đảm bảo an ninh lương thực và môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giáo dục.

© AP Photo / Heng SinithCuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc gia trong dự án “Cơ chế hợp tác trong lưu vực Lạn Thương Giang –Mê Kông”
Pompeo mở mặt trận mới chống Trung Quốc. Bây giờ là trên sông Mê Kông - Sputnik Việt Nam
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc gia trong dự án “Cơ chế hợp tác trong lưu vực Lạn Thương Giang –Mê Kông”

Còn người Trung Quốc cùng các nước thành viên ASEAN có dự án riêng, được gọi là “Cơ chế hợp tác trong lưu vực Lạn Thương Giang –Mê Kông”. Bắt đầu từ năm 2016, cứ hai năm một lần, diễn ra các cuộc họp của các nhà lãnh đạo sáu nước châu Á nằm dọc theo bờ sông Mê Kông. Trong khuôn khổ cơ chế, trọng tâm nhấn vào các dự án cơ sở hạ tầng. CHND Trung Hoa đã phân bổ hàng tỷ USD với tư cách là các khoản vay cho các dự án này.

Khoản chi tiêu Hoa Kỳ để hỗ trợ cho các nước trong lưu vực thấp hơn nhiều so với khoản chi Trung Quốc. Có lẽ đây là lý do tại sao Ngoại trưởng Hoa Kỳ quyết định đả phá bôi nhọ Trung Quốc trong con mắt đại diện cấp cao của các quốc gia ASEAN. Một năm trước, tại sự kiện tương tự, phái đoàn Mỹ đã chỉ trích sáng kiến ​​"Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Mỹ đang cố gắng để đạt được vị trí thống lĩnh bằng cách huých đẩy các đối thủ cạnh tranh. Họ không muốn thi đấu trung thực.

© Sputnik / Vladimir Akimovsông Mê Kông
Pompeo mở mặt trận mới chống Trung Quốc. Bây giờ là trên sông Mê Kông - Sputnik Việt Nam
sông Mê Kông

Ai quyết định số phận của sông Mê Kông?

Lời giải đáp cho câu hỏi này rất đơn giản – đó là những người đang sống bên bờ dòng sông vĩ đại của châu Á. Trong trường hợp này, tất nhiên, mọi việc cần được thực hiện theo thỏa thuận của các bên, mà không chịu sự chỉ đạo hay mệnh lệnh của bất kỳ ai khác. Không có gì đáng ngạc nhiên hay là trái đạo lý khi các nước ASEAN tiếp nhận sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề của lưu vực sông Mê Kông rộng lớn. Dành cho sự nghiệp này họ ít có dự trữ hơn nếu so với Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ. Nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa là Bắc Kinh hay Washington có thể ra lệnh ép buộc các nước phải tuân theo ý chí của bên ngoài, mà các dân tộc Đông Dương cũng sẽ chẳng bao giờ cho phép. Đã qua lâu rồi cái thời có thể khống chế thống trị như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала