Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung khiến Việt Nam phải lo lắng?

CC0 / Pixabay / Nhân dân tệ
Nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Là nền kinh tế đang phát triển, nhiều chuyên gia nhận định Việt Nam rất dễ bị tổn thương trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Hơn lúc nào hết, Hà Nội cần phải rất thận trọng với chính sách tiền tệ của mình để không đi vào vết xe đổ của Trung Quốc khi bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ”.

Hoa Kỳ tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ

Hôm thứ Hai, 5/8, chính quyền Trump đã gán cho Trung Quốc danh nghĩa “quốc gia thao túng tiền tệ”, sau khi Bắc Kinh có bước đi mạo hiểm: hạ giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp kỷ lục.  Động thái này chính là “phát súng biểu tượng” ám chỉ căng thẳng leo thang trong thương chiến giữa Washington với Bắc Kinh.

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ: Việt Nam không quá lo

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này, khẳng định đồng tiền quốc gia của họ yếu đi là do yếu tố thị trường quyết định, đồng thời ra cam kết trấn an các nhà đầu tư rằng, nhân dân tệ sẽ không tiếp tục mất giá và chắc chắn sẽ hồi phục trong thời gian tới.

Động thái của Mỹ không phải ngẫu nhiên. Theo đó, cũng trong ngày 5/8, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ giá nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 8 tháng qua. Chính xác hơn, lần đầu tiên trong hơn 10 năm, đồng tiền của Trung Quốc phá mốc 7 CNY/USD. Cơ quan này sau đó tiếp tục điều chỉnh giá tham chiếu, khiến nhân dân tệ yếu đi rất nhiều so với USD.

Quyết định của hai bên khiến căng thẳng trong cuộc chiến thương mại nhanh chóng leo thang, gây tổn hại cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và những các bên liên quan có phụ thuộc vào mối quan hệ ổn định giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Cuộc chiến thương mại giờ đây đã trở thành một cuộc chiến tiền tệ. Chắc chắn người Trung Quốc sẽ có hành động tiếp theo”, chuyên gia nghiên cứu Fred Bergsten, Giám đốc danh dự của Viện kinh tế quốc tế Peterson nhận định.

Giới phân tích lo ngại diễn biến tiêu cực này hoàn toàn có thể bùng phát thành “cuộc chiến tiền tệ” mang nguy cơ gây khủng hoảng không nhỏ, đe dọa nền kinh tế toàn cầu khi hai bên tiếp tục dấn sâu vào vòng xoáy hạ giá nội tệ. Khi đó, chắc chắn, không chỉ Mỹ hay Trung Quốc mới phải chịu thiệt hại, nhiều nền kinh tế khác cũng sẽ phải gánh hệ quả.

Vì sao Trung Quốc quyết hạ giá nhân dân tệ?

Theo đánh giá của New York Times, đồng tiền quốc gia yếu đi sẽ giúp hàng xuất khẩu Trung Quốc có lợi thế nhất định so với Mỹ.

Giá trị tương đối của tiền tệ có thể tạo ra nhiều sự khác biệt khi các quốc gia mua và bán hàng hóa của họ ra nước ngoài.

Китайские юани - Sputnik Việt Nam
Đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam: tránh xa đô la, gần hơn với Trung Quốc?

Chẳng hạn, khi giá trị của đồng đô la mạnh, người Mỹ có sức mua nhiều hơn ở nước ngoài, nhưng hàng xuất khẩu của Mỹ cũng tương đối đắt đỏ đối với các nước khác. Khi đồng đô la yếu hơn, sức mua yếu hơn, Mỹ sẽ hạn chế nhập khẩu. Trong khí đó, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sẽ tương đối rẻ cho người mua nước ngoài, điều này ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu tăng cao.

Một số quốc gia cố gắng tận dụng “chơi trò tiền tệ” một cách hệ thống, làm suy yếu đồng tiền của mình để tăng cường xuất khẩu. Trong đó, đặc biệt là Trung Quốc, nước đã “giữ giá” đồng nội địa trong quá khứ để tăng tốc độ phát triển kinh tế.

Nhờ đó và nhiều chính sách khác đã giúp Bắc Kinh xây dựng ngành sản xuất khổng lồ sử dụng hàng chục triệu nhân công và xứng danh “công xưởng” cho thế giới. Nhưng các nhà kinh tế ước tính rằng sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc khiến Mỹ mất đi khoảng một triệu công việc sản xuất.

Thao túng tiền tệ cũng sẽ trở thành vấn đề lớn trong cuộc chiến thương mại, khi Tổng thống Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Nội tệ rẻ hơn của Trung Quốc giúp Bắc Kinh bù đắp phần lớn thiệt hại do thuế quan Mỹ gây ra, điều này sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc đắt hơn đáng kể ở thị trường Hoa Kỳ.

Trung Quốc có đang thực sự thao túng tiền tệ?

Theo NYT, hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ với những tác động tiêu cực đối với Hoa Kỳ, trong thời gian dài từ khoảng năm 2003 đến 2013. Nhưng cũng có người tranh cãi với chính quyền Trump, cho rằng họ đang gán cho Trung Quốc “công cụ thao túng tiền tệ”.

Mỹ đã chịu nhiều tổn hại, nhưng Trung Quốc cũng không thể hưởng lợi. 4 năm trước khi nền kinh tế tang trưởng chậm lại, Bắc Kinh đã mạnh tay hạ giá nhân dân tệ để hỗ trợ kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, chính vì mức giảm quá lớn, kéo dài liên tiếp nên đã gây nên cơn sốc cho tài chính toàn cầu, khiến hàng loạt thị trường chứng khoán lao dốc, đỏ lửa.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Giá trị nhân dân tệ so với đô la đạt mức thấp nhất kể từ tháng Sáu năm 2010

Theo ước tính, 680 tỷ USD vốn đã rời Trung Quốc trong khi quan chức nước này nỗ lực giải thích nguyên nhân “đồng tiền mất giá”. Các nhà đầu tư e ngại sự ổn định của nền kinh tế nên vội vàng rút vốn khỏi quốc gia tỷ dân này.

Chỉ trong một năm, Trung Quốc đã phải “cứu trợ” nền kinh tế bằng 500 tỷ USD dự trữ ngoại hối để đư nhân dân tệ ổn định, khôi phục trở lại. Chính phủ nước này cũng tìm mọi cách để chặn nguồn ngoại hối chạy khỏi đất nước.

Bên cạnh đó, đồng tiền mất giá cũng khiến người dân nước này lao đao. Vật giá tăng cao, dẫn đến lạm phát lớn. Nợ doanh nghiệp tăng.

Bloomberg dẫn ý kiến chuyên gia khẳng định: “Nếu Mỹ và Trung Quốc thực sự dấn thân vào cuộc chiến tiền tệ, hàng loạt nền kinh tế thế giới sẽ bị vạ lây”.

Chuyên gia kinh tế Marcus Ashworth cho rằng “nạn nhân” phải gánh hậu quả nặng nề nhất từ xung đột này chính là châu Âu và Nhật Bản. Sau nhiều năm áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, cả hai đều cạn kiệt nguồn dự trữ để cứu trợ nền kinh tế.

Liên minh châu Âu đã né mức cắt giảm lãi suất của Fed. Ngân hàng Trung ương châu Âu thậm chí còn rất vui mừng vì Fed hạ lãi suất sẽ khiến đồng đô la mạnh hơn so với đồng euro (lợi ích cho các nhà sản xuất châu Âu đang gặp khó khăn). Nhưng một loạt các động thái nới lỏng tiền tệ của người Mỹ sẽ là câu chuyện hoàn toàn khác. ECB đã tung ra chính sách lớn nhất của mình khi quyết định giữ nguyên hoặc thậm chí tiếp tục hạ lãi suất, đồng thời khôi phục chương trình mua lại trái phiếu. Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, EU đã hết công cụ có thể sử dụng để kích thích kinh tế thêm nữa.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, cũng chịu tác động nghiêm trọng. Đồng yên đã mạnh lên gần đây so với đồng đô la đến đầu năm 2018 và trở lại định giá năm 2016 so với đồng nhân dân tệ. Điều đó gây áp lực rất lớn cho chính phủ của ông Shinzo Abe, trong nỗ lực hồi sinh nền kinh tế.

Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh 7 tháng liên tiếp. Nguyên nhân cũng do chiến tranh thương mại Mỹ- Trung mà ra, nhu cầu toàn cầu yếu đi trông thấy, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, linh kiện điện tử. GDP Nhật theo đó chri được dự báo sẽ tăng 0,4% trong quý II, thấp hơn rất nhiều so với 2,2% ở quý I.

Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

TS Nguyễn Minh Sáng (ĐH Ngân hàng TP.HCM) đã đánh giá nguy cơ thâm hụt thương mại, tác động tiêu cực mà Việt Nam phải chịu như một phần hệ quả từ cuộc xung đột này.

đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc muốn nhân dân tệ tung hoành

 “Trong trường hợp đồng NDT xuống quá thấp, nếu VND vẫn giữ nguyên giá so với đồng USD hay NDT, áp lực lên hàng xuất khẩu của Việt Nam rất lớn. Câu chuyện khác đang quan tâm ở đây là khi Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ thì hàng Trung Quốc sẽ chuyển hướng đi các nước. Áp lực của Việt Nam lúc này sẽ tăng gấp đôi: nguy cơ thâm hụt thương mại cao với Trung Quốc và áp lực can thiệp thị trường tiền tệ. Những điều này đẩy rủi ro cho Việt Nam trong bối cảnh có quy định hàng "made in Việt Nam" chưa rõ ràng”, ông nhận định trên báo Tuổi Trẻ .

Vậy nên, để ứng phó trước tình hình này, Việt Nam phải chủ động theo dõi tình hình chung, các chính sách điều chỉnh giá được đưa ra cũng phải hết sức thận trọng. Thêm vào đó, các Bộ, Ngành cũng cần phải nhanh chóng thống nhất ban hành quy chế hàng sản xuất tại Việt Nam, chủ động trao đổi các bên liên quan và đặc biệt phải minh bạch chính sách tiền tệ.

Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực mới nếu chiến tranh tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự bùng nổ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала