Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

© Ảnh : Lâm Khánh – TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề được dư luận quan tâm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề được dư luận quan tâm.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm 7/8, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, khẳng định Hà Nội đã tiến hành tiếp xúc và trao công hàm phản đối hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.

Phản ứng của Việt Nam trước tuyên bố tập trận trên Biển Đông của Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc ra tuyên bố tiến hành hoạt dộng huấn luyện, diễn tập quân sự quy mô lớn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố:

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Ngày 7/8/2019, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nêu trên của phía Trung Quốc”.

Căng thẳng trên Biển Đông ngày càng gia tăng khi Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa ở phía Nam Biển Đông của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1992) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Nhiều nước đã lên tiếng phản đối “thói hung hăng” của Trung Quốc.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang diễn tập quân sự trên Biển Đông

Ngày 6/8/2019, Cục An toàn Hảng hải Trung Quốc phát đi cảnh báo hạn chế đi lại ở vùng biển xung quanh nơi diễn ra cuộc tập trận quy mô lớn của Hải quân nước này thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Chi tiết cuộc huấn luyện không được tiết lộ cụ thể.

Trung Quốc đã bất chấp dư luận quốc tế, bồi đắp trái phép các bãi đá, rạn sạn hô ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo và không ngừng quân sự hóa các thực thể này, hòng củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông, phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế năm 2016 vốn phủ nhận các yêu sách của Trung Quốc tại vùng biển này.

 Tàu sân bay Ronald Reagan  - Sputnik Việt Nam
Mỹ điều tàu chiến, quyết không để Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông

Hoạt động phi pháp của chính quyền Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ dư luận quốc tế. Tuy nhiên nước này vẫn làm ngơ và từ chối giải quyết các vấn đề tranh cãi với các quốc gia láng giềng thông qua đàm phán trực tiếp.

Khi khu vực Biển Đông đang thu hút sự chú ý với những diễn biến căng thẳng gần đây, Mỹ đã quyết định điều chiến hạm đến khu vực này để diễn tập, ngay gần khu vực mà Trung Quốc cũng đang tập trận quân sự.

Theo đó, ngày 5/8 tàu sân bay USS Ronald Reagan được Hải quân Hoa Kỳ gửi đến khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Chiến hạm này đã tiến vào vùng biển phía đông Philippines trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị-quân sự của Mỹ tại khu vực.

Quan chức Mỹ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cảnh báo về những hành vi gây bất ổn của Trung Quốc đến an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

“Chúng tôi tin chắc rằng không có quốc gia nào có thể kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và chúng tôi đang làm việc cùng với các đồng minh và đối tác của mình để giải quyết nhu cầu an ninh cấp bách của khu vực. Chúng tôi cũng kiên định chống lại kiểu hành vi hung hăng, gây bất ổn từ Trung Quốc”, ông Esper nhấn mạnh.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết không để Trung Quốc đặt chân vào Bãi Tư Chính

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала