Đã đến lúc phải lo khi làm ăn với Trung Quốc?

© AFP 2023Xuất khẩu
Xuất khẩu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2019 của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng quá thấp. Đây là dấu hiệu rất đáng lo ngại.

Kết quả xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2019

Theo dữ liệu Bộ Công thương cung cấp, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó là sự gia tăng các yếu tố rủi ro, thách thức lớn từ cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc khiến tình hình kinh doanh toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là xung đột thương mại Mỹ-Trung, Brexit của Anh, căng thẳng mới đây giữa Nhật Bản và Hàn Quốc hay rủi ro từ cuộc chiến tiền tệ có nguy cơ bùng nổ. Với chiến lược mới của Bắc Kinh, đồng nhân dân tệ liên tục mất giá cùng với tuyên bố áp thuế nhập khẩu bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9/2019.

Theo số ước của liên Bộ: “Tính đến hết tháng 7 năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 145,13 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. 7 tháng đầu năm 2019, đã có 24 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Có tới 33/45 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018".

Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương ra dự thảo thông tư “Made in Vietnam”
Mức tăng trưởng này chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn có thể đảm bảo chỉ tiêu Quốc hội là tăng trưởng xuất khẩu từ 7%-8% trong năm nay.

Nỗi lo về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Theo báo cáo của Bộ Công thương, xuất khẩu sang Trung Quốc trong 6 tháng năm 2019 chỉ đạit 16,68 tỷ USD, tăng 0,3% (tương đương mức tăng 42,7 triệu USD).

Lý giải nguyên nhân vì sao xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng quá thấp, Bộ này cho hay, một phần đến từ nhu cầu nhập khẩu của chính quốc gia này giảm do tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 2019 không hề khởi sắc. Xung đột thương mại Mỹ-Trung làm nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, sản xuất cầm chừng, cắt giảm nhân công lao động. Nhiều yếu tố tác động mạnh đến thu nhập và sức mua của dân Trung Quốc.

Một yếu tố quan trọng khác cần phải nhắc đến chính là giá trị đồng nhân dân tệ yếu đi. Điều này làm hàng hóa nước ngoài đắt lên tương đối.

Ngành công nghiệp thép - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương Việt Nam quyết "đánh" thép Trung Quốc
Hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh là điện thoại và gạo.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc: “nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 của nước này đạt 990 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng Trung Quốc giảm nhập khẩu so với cùng kỳ có: gạo (1,27 triệu tấn, trị giá 665,9 triệu USD, giảm 28,7% về lượng và 30,7% về trị giá), cá đông lạnh (2,3 tỷ USD, giảm 9,5%), cao su thiên nhiên (1,07 triệu tấn, trị giá 1,44 tỷ USD, giảm 5,2 % về lượng và 3,7% về trị giá), các sản phẩm công nghiệp như xơ sợi, máy vi tính và linh kiện, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, giấy và các sản phẩm từ giấy, nhựa, sắt thép, kim loại thường khác”.

Do vậy tình hình giao thương không mấy khả quan của nước này ảnh hưởng đến cả Việt Nam và các quốc gia khác.

Nguyên nhân được Cục xuất khẩu báo cáo là do thời gian gần đây, tồn kho gạo vụ mùa cũ của Trung Quốc còn rất lớn, tăng từ 76 triệu tấn vụ mùa năm 2014-2015 lên 113 triệu tấn mùa vụ 2018-2019, kéo theo tỷ lệ tồn kho/sử dụng tăng từ 54% niên vụ 2014-2015 đến 79% niên vụ 2018/2019. Do đó nước này vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo cũ, vừa giảm nhập gạo mới.

Nông sản Việt không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc

Đối với thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, tình trạng xuất khẩu nông sản (rau quả) giảm 1,7%. Tuy ít nhưng đây là “tín hiệu cần đặc biệt quan tâm chú ý”.

“Đề nghị Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Bộ NN&PTNT đẩy mạnh đàm phán mở rộng thị trường về vấn đề chất lượng, mở rộng hơn diện các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đường chính ngạch (hiện chỉ có 9 mặt hàng)".

Việc Trung Quốc chuyên sang nhập khẩu chính ngạch đã được Bộ Công Thương cảnh báo từ năm 2018 nhưng nhiều nơi vẫn còn lơ là, chủ quan, không triển khai điều kiện xuất khẩu theo quy định.

“Các tỉnh, địa phương , doanh nghiệp đều cần phải chú ý. Câu chuyện mực tồn kho ở Quảng Nam là một bài học”, Thứ trưởng nhận định.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tại cuộc họp về việc “phải tổ chức lại, không để tiếp tục xảy ra tình trạng ăn đong như vừa qua”. Không chấp nhận tiếp tục có câu chuyện “giải cứu nông sản” như thời gian vừa qua. Dưa hấu sản lượng hạn chế so với thị trường hay quả cam, con mực… cũng thành ra phải “giải cứu”.

"Chúng ta làm quản lý Nhà nước nhưng chỉ đang chạy theo xử lý tình huống”.

Tổng giám đốc Asanzo Phạm Văn Tam (phải) giới thiệu dòng TV màn hình cong đầu tiên của thương hiệu. - Sputnik Việt Nam
Người Việt không thích hàng Trung Quốc? Sự lừa dối từ mác made in Vietnam
Người đứng đầu Bộ Công thương cũng nhìn nhận “rất đáng quan ngại”, phải rất cảnh giác trước những hệ lụy xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Mọi thứ sẽ còn gay gắt hơn vì hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao.

“Tuy chúng ta đang nỗ lực đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ nhưng không thể phủ nhận việc Việt Nam đang phụ thuộc vào một số thị trường trọng điểm. Khi các thị trường này biến động là ảnh hưởng ngay đến tăng trưởng thương mại. Do đó, phải chủ động hơn, phải nhạy cảm hơn để có giải pháp ứng phó”, VGP dẫn lời Bộ trưởng nói.

Theo đó, ông Trần Tuấn Anh đề nghị các cơ quan liên quan đánh giá lại thị trường, năng lực sản xuất, xây dựng, thực thi chính sách để phát triển từng chiến lược cụ thể với từng thị trường xuất khẩu riêng. Cục Xuất khẩu phải đánh giá lại những nhóm mặt hàng có nguy cơ chịu tranh chấp thương mại để phố hợp với các Bộ, ngành, địa phương cùng phối hợp tìm giải pháp xử lý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала