Vì sao Việt Nam bị kiện ngày càng nhiều?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamVận chuyển container tại hải cảng Việt Nam
Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Washington đang áp dụng nhiều phương thức khác nhau để gây áp lực lên Hà Nội. Bộ Công thương khẳng định, nguy cơ Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại từ các nước ngày một tăng.

Việt Nam có chính sách quá thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài

Theo đánh giá của Bộ Công thương: “Sở dĩ các nước đổ về Việt Nam do chính sách thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, từ đó việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam cũng tăng theo”.

Thời gian qua, dòng vốn FDI ồ ạt đổ vào Việt Nam do lo sợ hệ quả xung đột thương mại Mỹ- Trung. Trong đó, Trung Quốc là nước rót vốn FDI nhiều nhất vào Việt Nam, chiếm gần 25% tổng dòng vốn, theo nhận định của Ngân hàng United Overseas Bank - UOB vừa công bố báo cáo kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019.

 Hàng Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết chặn hàng Trung Quốc và cuộc chiến chống phòng vệ thương mại

Giới kinh doanh, các tập đoàn quốc tế lớn, thậm chí chính cả doanh nghiệp nội địa Trung Quốc cũng quyết định rời bỏ thị trường tỷ dân để chuyển sản xuất sang Việt Nam. Yếu tố này thúc đẩy việc tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị đầu tư sản xuất.

Thêm vào đó, việc chính phủ Việt Nam quyết tâm tạo chính sách thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đổ vốn vào thị trường, phát triển sản xuất là một trong những nguyên nhân đầu tiên, theo Bộ Công thương, tác động đến việc chúng ta bị kéo vào những vụ kiện. Theo đó, làn sóng dịch chuyển nguồn vốn và sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam để tránh các biện pháp thuế quan, phòng vệ thương mại do Mỹ áp dụng lên hàng hóa của Bắc Kinh ngày càng phổ biến. Điều này kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Nhiều chuyên gia đánh giá, Washington đang áp dụng nhiều phương thức khác nhau để gây áp lực lên Hà Nội. Chính quyền Trump nhận thức rất rõ về những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến Việt Nam khi Hoa Kỳ liên tiếp mất cân bằng nguồn thu trong khi đó thặng dư thương mại hàng năm giữa hai nước tăng nhanh chóng đạt hơn 40 tỷ USD hồi năm ngoái, và 25,3 tỷ trong nửa đầu năm nay.

Washington thừa hiểu chiêu trò của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khi quyết định phân phối hàng hóa thông qua Việt Nam để tránh thuế quan. Chính vì lẽ đó, Hoa Kỳ đã áp hơn 400% thuế đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam mà theo Mỹ nhận định chính các sản phẩm này có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan.

Như vậy, việc xuất khẩu tăng nhanh cũng khiến Việt Nam dễ trở thành đối tượng bị theo dõi, điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bổ sung của nước nhập khẩu.

“Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các đối tác nhập khẩu nghi ngờ hàng hóa chưa đáp ứng điều kiện "chuyển đổi đáng kể" (tức tổ chức sản xuất theo đúng hàm lượng giá trị gia tăng được quy định để được cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa) tại Việt Nam”, Tuổi trẻ dẫn lời Bộ Công thương nhấn mạnh.

Nhà máy dệt ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ?

Đơn cử, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa ra báo cáo về việc Việt Nam tăng mạnh nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại vì chính vấn đề hàng hóa Made in China tìm cách lách, gian lận xuất xứ để vào Việt Nam, gắn mác Made in Vietnam nhằm né tránh bị áp thuế quan từ Chính phủ Mỹ.

“Trong các báo cáo về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam nổi lên là một trong những nước hiếm hoi sẽ được hưởng lợi thông qua việc chuyển hướng thương mại cũng như là một địa điểm đầu tư thay thế Trung Quốc. Tuy nhiên, trong báo cáo gần đây nhất từ Wall Street Journal, Việt Nam bị cảnh báo là có một số bằng chứng về hoạt động trung chuyển (transhipment). Cụ thể, một số công ty ở Việt Nam đã trái phép dán mác “Made in Vietnam” thay thế “Made in China” nhằm tránh thuế quan khi xuất sang Mỹ”, báo cáo của KBSV chỉ rõ.

Có một sự trùng khớp đáng chú ý chính là, nhóm các hàng xuất khẩu chủ lực, đạt tốc độ tăng trưởng mạnh sang thị trường Mỹ lại chính là những mặt hàng gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc. Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy móc phụ tùng, gỗ, các sản phẩm từ gỗ cùng nằm trong diện “bị tình nghi” có gian lận xuất xứ.

Số lượng các vụ kiện thương mại tăng báo động

Trong giai đoạn từ năm 2000-2016, theo Bộ Công thương có 15 vụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại, trung bình một vụ một năm. Tuy nhiên, chỉ riêng các năm 2017-2018, mỗi năm có tới 3 vụ kiện mà Bộ này phải giải quyết:

“Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng khi Việt Nam do đã có những dấu hiệu về dịch chuyển đầu tư cũng như phạm vi, số lượng sản phẩm bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay đang gia tăng”, Bộ Công thương khẳng định.

Ngày 9.8 vừa qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và cán bộ ngành công thương cùng nhiều cơ quan, bộ ngành liên quan đã tiến hành cuộc họp nhằm giải quyết việc hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu liên tục bị kiện vì nghi ngờ liên quan đến phòng vệ thương mại.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nỗ lực chứng minh mình là đối tác thương mại tin cậy của Mỹ

Chia sẻ về việc Chính phủ quyết mở cửa nền kinh tế qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, tình hình xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng khả quan, tuy nhiên, Bộ trưởng lo lắng nhiều tác động, hệ lụy xấu trong quá trình hội nhập sẽ đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết:

“Áp lực chống gian lận xuất xứ đang rất lớn bởi chỉ cần liên quan một vụ việc, Việt Nam sẽ trở thành chủ thể trong các xung đột thương mại. Không riêng gì Bộ Công Thương mà lực lượng Hải quan, Công an đều đã nêu nguy cơ, hệ luỵ về gian lận xuất xứ”, ông Trần Tuấn Anh thừa nhận.

Bộ Công thương khẳng định, Việt Nam cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời, tích cực xử lý vấn đề lẩn tránh bật hợp pháp biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là hiện tượng “gian lận xuất xứ” ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp và ngành hàng cụ thể. Về lâu về dài, sẽ tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ký kết hàng loạt Hiệp định, Thỏa thuận thương mại với các nước và khu vực trên thế giới.

Cục Phòng vệ Thương mại phải xem xét việc thay đổi cách tiếp cận, đảm bảo phù hợp quy định của WTO. Đồng thời, sớm đánh giá, tiên liệu, mặt hàng nào có nguy cơ cao bị áp thuế  như thép, nhôm, nông thủy sản, gỗ…để đưa ra cảnh báo, trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung ngày càng gay gắt.

Bộ Công thương cũng cảnh báo các khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cao từ các nước nếu không có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

Việt Nam “nói không” với gian lận thương mại

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt đề án nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phòng vệ thương mại và chống lại chiêu gian lận xuất xứ mà nhiều công ty, tập đoàn sản xuất nước ngoài áp dụng để vượt qua hàng rào thuế quan mà Hoa Kỳ áp lên hàng hóa từ Trung Quốc.

Cảng Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Vì sao hàng Trung Quốc ồ ạt đổ vào Việt Nam?

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, đã chỉ đạo các Bộ, Ngành, cơ quan và địa phương liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức, cảnh giác, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài. Tất cả phải thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, ngăn chặn, kiểm tra, điều tra và xử lý nghiêm khắc mọi hành vi gian luận xuất xứ hay có dấu hiệu vi phạm về bảo hộ thương mại.

Phát biểu trước báo giới mới đây, bà Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định:

“Việt Nam kiên quyết phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, gian luận xuất xứ trên thị trường Việt Nam cũng như trong hoạt động xuất khẩu, nhằm bảo vệ chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала