Đã rõ thỏa thuận ‘ăn chia’ giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông

© Flickr / Marlon EQuốc kỳ của Philippines
Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đã xâm lược thành công, chiếm lấy phần lãnh thổ tranh chấp thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines mà không cần nổ súng?

Hé lộ về thỏa thuận ‘ăn chia’ khai thác dầu khí chung trên Biển Đông

“Thỏa thuận thăm dò dầu khí chung ở vùng Biển Tây Philippines với Trung Quốc mà Tổng thống Rodrigo Duterte đang nỗ lực thúc đẩy phải tuân thủ cả luật pháp Philippines và Trung Quốc”, ông Chito Sta Romana, Đại sứ Philippines tại Bắc Kinh hôm thứ Năm cho biết.

Ông nhấn mạnh thêm rằng:

“Thỏa thuận phải tuân theo Hiến pháp Philippines và phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển UNCLOS 1982. Và vì người Trung Quốc có liên quan đến bản hợp đồng cùng khai thác dầu khí chung này nên theo tôi, các điều khoản cũng phải nương theo Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc, ông Chito Sta Romana, phát biểu trước phóng viên trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc quyết không công nhận phán quyết về Biển Đông
Chito Sta Romana đưa ra tuyên bố chỉ vài giờ trước khi Duterte gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nơi hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về hoạt động thăm dò dầu khí và các vấn đề hàng hải khác liên quan đến hai quốc gia.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Manila tại Bắc Kinh cũng lưu ý nhiều khả năng sẽ có những cuộc đàm phán căng thẳng và kéo dài về các điều khoản pháp lý, đồng thời, rất nhiều chuyên gia pháp lý sẽ phải tập trung xem xét để thống nhất những điểm chung, riêng, tìm cách diễn đạt phù hợp nhất, theo hướng cả hai bên đều cùng có lợi và “vui vẻ” chấp nhận các điều khoản.

Tổng thống Philippines Duterte đã từng phát biểu nhận xét về đề xuất của Trung Quốc rằng nên phân tách tài nguyên dầu mỏ ở vùng Biển Tây Philippines với lợi thế thuộc về Manila là chẳng có gì sai.

Thế nhưng chính ông Chito Sta Romana cũng không thể trả lời chắc chắn việc chia tách 60-40 có lợi cho Philippines có phải là ngầm thừa nhận về quyền chủ quyền của Manila đối với khu vực tranh chấp trên biển hay không. Ông chỉ bổ sung khẳng định Trung Quốc sẵn sàng linh hoạt chính sách của mình.

“Họ sẵn sàng linh hoạt. Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn ứng xử linh hoạt và thực tế để cải thiện mối quan hệ song phương”, vị đại sứ nhấn mạnh.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam
Philippines phát hiện ra vũ khí mới của Trung Quốc
Ông Chito Sta Romana cũng nói rằng Trung Quốc và Philippines đã đồng ý về các điều khoản tham chiếu (TOR) cho thỏa thuận thăm dò dầu khí chung mà hai bên có thể sẽ ký kết. Tuy nhiên, vị đại sứ không tiết lộ chi tiết về dự án mà theo ông, cả Manila và Bắc Kinh đã cùng giải quyết trong nhiều tháng qua khi tiến hành ký vào biên bản ghi nhớ chung về hoạt động thăm dò dầu khí trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Philippines tháng 11 năm ngoái.

“Trong hai tháng qua,kể từ hồi tháng 6, phía Philippines đệ trình những điều khoản tham chiếu cho phía Trung Quốc, Bắc Kinh thể hiện sự đồng thuận cao, đáp thư và bổ sung những điều khoản của mình vào thỏa thuận chung trong tháng 7. Vậy là hai quốc gia đã đạt được thỏa thuận rồi!”, ông Chito Sta Romana cho biết.

Ông này cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Việc cấp thiết hiện nay mà hai nước cần phải tiến hành thảo luận, đó chính là thành lập ban chỉ đạo chung, các ủy ban cùng hợp tác phụ trách công việc giữa hai bên, bao gồm cả các doanh nghiệp cũng sẽ góp mặt vào chương trình hợp tác”.

MOU là biên bản ghi nhớ về khai thác dầu khí chung tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Văn bản này chỉ rõ Manila và Bắc Kinh đồng ý thành lập” ban chỉ đạo chung” và các ủy ban phụ trách các dự án kinh doanh hợp tác chung, và để xem xét các phương án hợp tác năng lượng cụ thể.

Tàu khu trục 054A Wuhu tại cảnh Manila - Sputnik Việt Nam
Tại sao tuyên bố của Manila về lãnh hải có thể làm phức tạp quan hệ Trung-Philippines?
Theo quy định của MOU, ban chỉ đạo sẽ gồm các quan chức chính phủ, đồng thời do chính Bộ Ngoại giao Philippines và Bộ Ngoại giao Trung Quốc chủ trì. Vai trò lãnh đạo thứ cấp kế tiếp sẽ là Bộ Năng lượng (DOE) của Philippines và Bộ năng lượng Trung Quốc.

Trong khi đó, ủy ban phụ trách các dự án kinh doanh sẽ bao gồm giám đốc điều hành từ các tập đoàn, công ty tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí.

Người Philippines có đồng ý với thỏa thuận 60/40?

Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết hôm thứ Tư 21/8/2019 rằng, ông hy vọng rằng thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí chung với Trung Quốc có thể giúp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Ông Duterte hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc về việc chia sẻ tài nguyên dầu mỏ ở vùng Biển Tây Philippines, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, miễn là Manila giành được phần lợi hơn. Tổng thống Philippines ám chỉ đó là “màn khởi đầu tốt” trong việc giải quyết xung đột lâu dài trên ranh giới vùng biển giàu tài nguyên.

“Đề xuất thăm dò và khai thác dầu khí chung với tỷ lệ phân chia 60-40 có lợi cho chúng ta, đó chắc chắn là sự khởi đầu tốt. Tôi hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, hướng tới việc hai bên cùng thực hiện phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế một cách hòa bình”, ông Duterte phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy năng lượng ở Romblon.

Trung Quốc - Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines chỉ trích Trung Quốc: Bạn bè không ai hành xử như thế
Cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario khẳng định việc thừa nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough là “hành vi phạm tội không thể chối cãi”.

“Tổng thống Duterte trước đó cho biết ông có kế hoạch theo đuổi thỏa thuận chia sẻ 60/40 với Bắc Kinh. Tuy nhiên, cần nhớ rằng chính Duterte và Lực lượng Vũ trang Philippines được ủy quyền theo hiến pháp để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở vùng biển Tây Philippines”, ông phát biểu.

Nhà ngoại giao Albert del Rosario chính là đại diện cấp cao của Philippines khi đệ trình lên trọng tài quốc tế chống lại các yêu sách mở rộng vùng biển tranh chấp của Trung Quốc, cũng bày tỏ nghi ngờ xung quanh thỏa thuận đánh bắt cá mà Duterte đã thống nhất với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Liệu đây có phải là cuộc xâm lược thành công của Trung Quốc mà không cần nổ súng chiếm lấy lãnh thổ của Philippines? Đây có phải là chính sách mà Manila theo đuổi?” , Cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario trăn trở.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала