ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Báo cáo của Chính phủ nên đề cập vụ Bãi Tư Chính

© Ảnh : Phạm Thành/VTC NewsĐại biểu Trương Trọng Nghĩa
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa khẳng định vụ Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính cũng chính là tội phạm và cho rằng nếu Báo cáo của Chính phủ không đề cập đến căng thẳng Biển Đông thì nhân dân sẽ thắc mắc.

Vụ Thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ không thể là “tham nhũng vặt”

Trong phiên thảo luận toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc hội chiều 3.9, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đoàn TP.HCM, Ủy viên Tư pháp Quốc hội cho rằng, báo cáo “nhập chung” các vụ tham nhũng với loại tội phạm kinh tế, khi đọc lên sẽ thấy rất ít tội phạm tham nhũng, trong khi theo đánh giá của các cơ quan chức năng và cử tri thì tội phạm này còn rất nhiều.

Như vụ thanh tra Bộ Xây dựng bị khởi tố ở Vĩnh Phúc, chúng ta nói là 'tham nhũng vặt' nhưng không có nghĩa là không nghiêm trọng. Nhập vào như vậy thì ít ỏi quá, nhân dân sẽ nghĩ chưa phản ánh hết tình hình”, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thẳng thắn.

Theo vị Ủy viên Tư pháp Quốc hội, một số vụ án rất to, thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo, nhưng khi đưa ra xét xử lại không ai thấy đề cập đến tội danh tham nhũng mà chỉ là “Cố ý làm trái”, “lạm dụng quyền hạn, chức vụ”.

Ông lấy ví dụ vụ AVG cả nước và dư luận quan tâm thì thấy có tội nhận hối lộ, còn nhiều vụ rõ ràng nằm trong diện chỉ đạo phòng chống tham nhũng nhưng lại không thấy chỉ rõ là hành vi “tham nhũng”.

“Kể cả vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỉ liên quan tới 2 tướng công an cũng không thấy yếu tố tham nhũng nổi lên. Thực sự là như vậy, hay khó quá không điều tra ra?”, ông Trương Trọng Nghĩa thắc mắc.

Về vấn đề này, Nguyên Chánh tòa Hình sự Nguyễn Đức Sáu cho hay, trong việc điều tra tội phạm, phá các án tham nhũng, những vụ đường dây cờ bạc  lớn, đến giờ phút này mới có bị can thừa nhận đã nhận hối lộ tới 3 triệu đô (Cựu Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Nguyễn Bắc Son thừa nhận trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG), còn xưa nay không hề có.

Ông Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG, ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhận triệu đô như thế nào?

“Đây là kết quả của quá trình đấu tranh bằng nhiều kỹ năng và thu thập chứng cứ tốt, giỏi”, Zing dẫn lời Nguyên Chánh tòa Hình sự Nguyễn Đức Sáu khẳng định.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đáp lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa liên quan đến vụ đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ không phải là tham nhũng vặt. Bà Nga nêu định nghĩa “tham nhũng vặt là nhũng nhiễu”, còn tham nhũng được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự, nhiều hơn 2 triệu đồng là có cơ sở truy tố.

“Riêng vụ Thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ mấy trăm triệu thì không thể là tham nhũng vặt”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đồng tình với quan điểm của ông Nghĩa.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (đoàn Đà Nẵng) theo đó cũng đặt câu hỏi liên quan đến vụ Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) đến khi nào mới xử lý được dự án Đa Phước liên quan đến ông trùm mafia nức tiếng Đà Nẵng một dạo này:

“Tôi nhận ủy thác của Bí thư Thành ủy, đề nghị các đồng chí quan tâm đến vụ này, sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho Đà Nẵng trong việc phát triển kinh tế xã hội của TP trong thời gian sắp tới”, ông Sơn nêu vấn đề.

Tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính chính là tội phạm

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cũng góp ý thêm với báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm. Ông nêu rõ, việc nhiều ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trái phép ở cùng biển nước ngoài là vi phạm luật nước ngoài và cả luật pháp nước ta. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam phại chỉu thẻ vàng từ Liên minh châu Âu về xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên trong báo cáo của Chính phủ lại không thấy đề cập.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đưa ra tuyên bố mới về căng thẳng trên Biển Đông

“Tôi nghe nói là không chỉ đánh bắt trái phép mà còn tàn phá biển nước bạn. Hệ quả là cả nước phải chịu, bị 'thẻ vàng' của EU tới giờ vẫn chưa được tháo gỡ”, ông Nghĩa nêu và đề nghị báo cáo của Chính phủ cần phải xem lại xem đã xử lý đúng mức đối với hành vi vi phạm này hay chưa, việc vận động, tuyên truyền có làm suy giảm tình trạng này hay không”, Thanh Niên dẫn lời ông Nghĩa cho biết.

Một vấn đề quan trọng khác theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cần phải chú ý, chính là trong báo cáo công tác phòng chống tội phạm lâu nay hầu như chỉ quan tâm đến tội phạm trên đất liền, còn chưa đề cập đến tội phạm trên biển.

“Chẳng hạn như việc tàu của Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính chính là tội phạm nhưng không thấy báo cáo của Chính phủ nêu. Nếu như không nói gì thì đại biểu Quốc hội cũng thắc mắc chứ đừng nói nhân dân, dù ai cũng biết Đảng, Nhà nước đang tập trung giải quyết, các chiến sĩ cũng đang rất vất vả để giải quyết”, ông Trương Trọng Nghĩa khẳng định

Đồng thời, ông Nghĩa cho rằng báo cáo của Chính phủ cũng nên đề cập đến vấn đề này.

“Tất nhiên không phải đề cập để gây ra sự kích động nhưng không nói gì thì không nên”, ông Trương Trọng Nghĩa đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chỉ đạo để Chính phủ phản ánh vấn đề này trong các báo cáo.

Trung Quốc hai lần đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 cùng loạt tàu hộ tống quân sự của Lực lượng cảnh sát biển vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến tình hình căng thẳng trên Biển Đông ngày một trầm trọng. Nhóm tàu HD-8 xâm phạm vùng biển ngoài khơi gần khu vực bãi Tư Chính từ ngày 4/7 đến ngày 7/8 rồi lần kế tiếp là hôm 13/8 vừa qua.

Bắc Kinh đã phải nhận nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế vì hành vi gây bất ổn đến an ninh toàn khu vực và đe dọa chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước láng giềng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала