Đường sắt đô thị Hà Nội dính án hối lộ, đội vốn gấp 9 lần, Bộ GTVT nói gì?

© Ảnh : Báo MớiTuyến đường sắt
Tuyến đường sắt  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuyến Metro số 1 Yên Viên- Ngọc Hồi chỉ dài 28,7km, có tổng vốn dự kiến ban đầu là 9.197 tỷ đồng, sau khi dính án ‘hối lộ’ và có hàng loạt điều chỉnh, tổng mức đầu tư đã lên tới 81.537 tỷ đồng, lãnh đạo của Bộ GTVT thừa nhận.

Dự án Yên Viên – Ngọc Hồi đói vốn, thi công ì ạch

Theo phát biểu của ông Lê Văn, Trưởng phòng dự án 3, Ban Quản lý dự án đường sắt Bộ GTVT cho hay, dự án đường sắt đô thị tuyến Metro số 1 Hà Nội (đoạn Yên Viên – Ngọc Hồi) được Chính phủ chấp thuận báo cáo nghiên cứu tiền khả thi từ năm 2004 với quy mô xây tổ hợp ga và đoàn cầu cạn từ Giáp Bát- Gia Lâm, cầu vượt sông Hồng.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Ai chịu trách nhiệm khi các dự án đường sắt đô thị Việt Nam đội vốn hơn 80 nghìn tỉ?

Tuyến có chiều dài 28,7km với tổng mức vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 9.197 tỷ đồng, tiến độ từ 2007-2017. Được biết, tuyến này do Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Sau đó, dự án được điều chỉnh, phân kỳ đầu tư lại, trong đó giai đoạn I chỉ tập trung đầu tư xây dựng khu tổ hợp ga Ngọc Hồi. Dự án đường sắt đô thị tuyến Metro số 1 khởi công từ năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào năm tới 2020. Tuy nhiên, Báo cáo mới đây của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Đoàn đại biểu Quốc Hội TP.Hà Nội cho biết, nhiều khả năng, phải đến năm 2024 mới hoàn thành tổ hợp ga Ngọc Hồi thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Phía Bộ GTVT lý giải nguyên nhân ì ạch, chậm trễ của dự án là do hiện công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư và giải ngân vốn rất chậm so với kế hoạch.

“Dự án xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi nằm trong giai đoạn I của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi). Dự án này bị ảnh hưởng và chậm triển khai từ vụ việc của Tư vấn Nhật Bản JTC năm 2014. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và hiện nay giai đoạn I của dự án đã được điều chỉnh tiến độ (thực hiện từ năm 2017 - kết thúc năm 2024)”, VNF dẫn báo cáo của Bộ thông tin.

Phía đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt- Bộ Giao thông Vận tải cho hay, công tác giải phóng mặt bằng đã được cơ quan chức năng triển khai từ nă, 2009, đến nay đã thu hồi được 99/158,8 héc-ta mặt bằng, xây dựng xong khu tái định cư xã Liên Ninh, chuẩn bị xây khu tái định cư xã Ngọc Hồi. Tuy nhiên, vì nguồn vốn ứng chậm nên việc giải phóng mặt bằng rất chậm nên việc đền bù, hỗ trợ tái định cư cũng gặp nhiều vấn đề nan giải. Dự kiến, phải đến sau quý II năm 2020 mới hoàn thành giải phóng mặt bằng nếu được bố trí đủ 1000 tỷ vốn còn thiếu theo kế hoạch.

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Giá vé đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông 30.000 đồng/ngày

Sau hai lần điều chỉnh, phân kỳ đầu tư, năm 2015, dự án được chấp thuận chia tách thành 3 dự án độc lập gồm: xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi, đoạn Ngọc Hồi- ga Hà Nội, từ ga Hà Nội- Yên Viên.

Phía Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đại diện là Giám đốc Sở Vũ Văn Viện cho biết, một trong những vấn đề phát sinh là không kết nối được với quy hoạch đường sắt đô thị tỉnh Bắc Ninh. Được biết, tỉnh này cũng quy hoạch đường sắt đô thị đến Từ Sơn. Đại diện Sở khẳng định, cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung từ quy hoạch để tuyến đường sắt đô thị 1 của Hà Nội tạo được sự kết nối giữa địa phương, nhằm tăng hiệu quả đầu tư.

Tuyến Metro số 1 Hà Nội dính án hối lộ

10 năm qua với nhiều lần điều chỉnh, dự án đường sắt Yên Viên – Ngọc Hồi chưa thể triển khai thi công, nhưng đến nay, dự án này đã đối vốn lên khoảng 81.537 tỷ đồng, tức khoảng 9 lần so với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu.

Lý giải về hiện trạng này, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, có nhiều hạng mục phát sinh trong quá trình thi công phải bổ sung, điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với quy định trong Luật Quy hoạch, Luật Thủ đô, điều kiện thi công thực tế và quy hoạch địa phương. Đồng thời, phải cân nhắc đến lý do “trượt giá xây dựng, tăng tỷ giá giữa đồng Yên của Nhật Bản và tiền Việt Nam. Đặc biệt, là hệ lụy của vụ việc nhà thầu JTC của Nhật Bản hối lộ 80 triệu yên (khoảng 16,4 tỷ) cho một số quan chức đường sắt Việt Nam khiến dự án bị ngưng trệ từ 2014-2016. Vậy là lại có một loạt điều chỉnh được đưa ra.

Tuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vỡ lở vụ hối lộ: Đường sắt đô thị số 1 Hà Nội dừng đến bao giờ?

“Điều chỉnh thiết kế cơ sở (tăng 332% so với tổng mức được duyệt), thay đổi quy mô đầu tư (tăng 131%), thay đổi chính sách tiền lương, trượt giá; thời gian thực hiện dự án kéo dài (phát sinh chi phí tư vấn, quản lý, phí cam kết...), tăng chi phí dự phòng, chi phí giải phóng mặt bằng, cơ cấu và lãi suất các khoản vay của nhà tài trợ” – Dân Trí dẫn lời đại diện Bộ GTVT cho biết thêm các nguyên nhân khiến tổng mức đầu tư dự án tăng.

Lên tiếng về vấn đề này, cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay: Đối với giai đoạn IIA của tuyến Metro số 1, lại điều chỉnh mục tiêu xây dựng tuyến Ngọc Hồi- ga Giáp Bát và ga Giáp Bát- ga Hà Nội. Được Thủ tướng chấp thuận các phương án phân kỳ, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, tư vấn nghiên cứu điều chỉnh dự án (kể cả phương án đường sắt tốc độ cao đi chung cơ sở hạ tầng). Tổng mức đầu tư dự án dự kiến trong giai đoạn IIA là vào khoảng 30.427 tỷ đồng.

“Đối với đoạn tuyến còn lại (từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và kéo dài đến ga Yên Viên, trong đó có cầu đường sắt vượt sông Hồng) sẽ được phân kỳ triển khai vào các giai đoạn sau của dự án (giai đoạn IIB). Sơ bộ rà soát cho thấy, vốn để thực hiện đoạn tuyến còn lại khoảng 32.064 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư các dự án toàn tuyến metro số 1 đã lên tới khoảng 81.537 tỷ đồng, việc tìm đủ nguồn lực đầu tư dự án thực sự là bài toán khó”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала