Duterte tiết lộ chiến lược khôn ngoan của ông Tập Cận Bình

© REUTERS / Ng Han GuanRodrigo Duterte và Tập Cận Bình
Rodrigo Duterte và Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nhường phần hơn trong thỏa thuận về khí đốt nếu Manila bỏ qua phán quyết của trọng tài quốc tế.

Ông Tập sẵn sàng để Philippines hưởng lợi lớn hơn

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị ‘nhường’ cho Manila kiểm soát cổ phần lớn hơn liên doanh năng lượng khai thác khí đốt chung trên Biển Đông. Điều kiện trao đổi chính là nếu Philippines bỏ qua phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế chống lại Bắc Kinh hồi năm 2016.

Reuters ngày 11.9 đưa tin, tham chiếu phát biểu của Tổng thống Duterte cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố với nhà lãnh đạo Philippines trong cuộc họp gần đây rằng nếu Manila phớt lờ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016, Trung Quốc sẽ đồng ý trở thành đối tác “chiếm cổ phần” nhỏ hơn, chịu thiệt thòi hơn khi hai quốc gia liên doanh phát triển dự án thăm dò khí đốt tại bãi Cỏ Rong, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Philippines có mắc bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc?

“Hãy bỏ qua Phán quyết của Trọng tài và gạt tất cả sang một bên đi!”, ông Duterte trích lời Chủ tịch Tập Cận Bình khi phát biểu với các phóng viên trước văn phòng phủ Tổng thống.

“Hãy bỏ qua phán quyết của Trọng tài quốc tế đồng thời từ bỏ tuyên bố của Philippines. Sau đó, các ngài hãy cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc. Chúng tôi muốn cùng các bạn khám phá nguồn tài nguyên. Nếu có điều gì đó, các công ty của Trung Quốc sẽ sẵn sàng nhường 60% (lợi nhuận hợp tác) cho Philippines. Chỉ có 40% sẽ là của các nhà đầu tư Trung Quốc”, Chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn.

Khi được hỏi liệu thỏa thuận với Trung Quốc có bao gồm các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hay không, ông Duterte khẳng định những khu vực này đã được đưa vào phán quyết của trọng tài.

“Vùng đặc quyền kinh tế là một phần nằm trong phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế mà chúng tôi sẽ bỏ qua để tiến hành xúc tiến hoạt động kinh tế”, lãnh đạo Philippines cho biết.

Theo Reuters, hiện Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể trong cuộc họp ngắn hôm thứ Tư về nội dung trao đổi giữa lãnh đạo hai nước, nhưng ông Tập Cận Bình nhắc Manila rằng hợp tác sẽ mang lại tiến bộ lớn hơn trong việc khai thác tài nguyên trên biển.

Miễn là Philippines quên đi phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế

Bà Hoa Xuân Oánh tiết lộ: “Tổng thống Duterte bày tỏ sẵn sàng đẩy nhanh hợp tác tìm kiếm và khai thác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines. Đối với một số tình huống cụ thể, các nhóm làm việc giữa hai quốc gia sẽ tham khảo ý kiến ​​chặt chẽ”.

Tòa án quốc tế The Hague năm 2016 đã phân định rõ ranh giới trên biển và các quyền lợi tiến hành các hoạt động kinh tế hợp pháp theo đúng vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines. Các trọng tài cũng bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” – coi gần như toàn bộ diện tích Biển Đông là nhà của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh không công nhận phán quyết này.

Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
Đã rõ thỏa thuận ‘ăn chia’ giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông

Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Duterte luôn tìm cách làm bạn với ông Tập Cận Bình, hy vọng đảm bảo duy trì các khoản đầu tư hàng tỷ USD. Manila luôn tránh thách thức trực tiếp Trung Quốc về các hoạt động coi thường luật pháo quốc tế của họ trên Biển Đông, bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo và tiến hành nhiều hoạt động quân sự hóa.

Một dự án hợp tác khai thác khí đốt chung giữa Philippines với Trung Quốc được đề cập liên tục trong nhiều thập kỷ, nhưng không đi đến đâu vì những tuyên bố về quyền chủ quyền đối với những khu vực tranh chấp.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm thứ Tư nói với kênh ANC rằng thỏa thuận sơ bộ giữa Trung Quốc và Philippines nên tránh nêu rõ quốc gia nào được hưởng lợi từ khí đốt nhiều hơn.

“Nói trắng ra là – không hề có khu vực pháp lý nào của Philippines bị xâm phạm nếu chúng ta tham gia vào thỏa thuận này với người Trung Quốc, ông Locsin tuyên bố. Đồng thời, vị Ngoại trưởng còn cho biết thêm rằng việc bỏ qua vụ kiện và phán quyết của trọng tài là không quan trọng, bởi tòa trọng tài quốc tế dù sao cũng đã đưa ra quyết định của riêng mình.

“Đó là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc”, ông kết luận.

Những nghi ngại về đề xuất thăm dò và khai thác dầu khí chung

Cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario trước đó từng phát biểu khẳng định việc thừa nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough là “hành vi phạm tội không thể chối cãi”.

Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
Đã rõ thỏa thuận ‘ăn chia’ giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông

“Tổng thống Duterte trước đó cho biết ông có kế hoạch theo đuổi thỏa thuận chia sẻ 60/40 với Bắc Kinh. Tuy nhiên, cần nhớ rằng chính Duterte và Lực lượng Vũ trang Philippines được ủy quyền theo hiến pháp để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở vùng biển Tây Philippines”, ông phát biểu.

Nhà ngoại giao Albert del Rosario chính là đại diện cấp cao của Philippines khi đệ trình lên trọng tài quốc tế chống lại các yêu sách mở rộng vùng biển tranh chấp của Trung Quốc, cũng bày tỏ nghi ngờ xung quanh thỏa thuận đánh bắt cá mà Duterte đã thống nhất với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Liệu đây có phải là cuộc xâm lược thành công của Trung Quốc mà không cần nổ súng chiếm lấy lãnh thổ của Philippines? Đây có phải là chính sách mà Manila theo đuổi?” , Cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario thẳng thắn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала