Sự thiếu hụt tiền mặt ở Mỹ: FED phải bơm tiền

© Depositphotos.com / AlbundĐồng đô la
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm vội 128 tỷ USD vào hệ thống tài chính của đất nước để ngăn lãi suất ngắn hạn tăng cao. Lý do là các ngân hàng đều muốn được vay vốn với lãi suất thấp. Trong khi các nhà chức trách đang suy nghĩ về cách khắc phục tình hình, các chủ nợ đang bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ.

Nga lại một lần nữa giảm lượng trái phiếu kho bạc Mỹ xuống còn 8,5 tỷ USD. Liệu sự hỗn loạn trên thị trường tài chính Mỹ có thể được coi như dấu hiệu khủng hoảng toàn cầu sắp tới? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Hỗn loạn không có lý do rõ ràng

Vào thứ Hai, ngày 16 tháng 9, các hợp đồng mua lại khoản vay ngắn hạn của FED đột nhiên tăng gần gấp hai lần - từ 27 tỷ USD vào thứ Sáu lên đến 53,2 tỷ USD. Điều này dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay từ 2,29% lên 4,75%.

Vào ngày hôm sau, các ngân hàng đã nộp đơn xin 80,05 tỷ USD. Kết quả là, lãi suất lên 10%. Hơn nữa, vì khối lượng cho vay ngắn hạn của FED chỉ giới hạn ở mức 75 tỷ USD, các đơn xin vay 5 tỷ USD vẫn chưa được chấp thuận .

Một chỉ số quan trọng khác, lãi suất thị trường các quỹ liên bang (các ngân hàng cung cấp dự trữ vượt mức về khoản vay ngắn hạn cho các ngân hàng khác) lần đầu tiên vượt quá phạm vi mục tiêu 2,3% do Cục Dự trữ Liên bang đặt ra và đạt 2,35%.

Kết quả là trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đồng USD là cao hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2008 hoặc khi "bong bóng dotcom" sụp đổ vào năm 2002.

Để cứu thị trường tài chính khỏi sự tê liệt, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York đã tuyên bố mua lại 128 tỷ USD từ các ngân hàng chứng khoán (trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, trái phiếu đại lý liên bang và trái phiếu thế chấp). Vào thứ năm, FED có gói nới lỏng định lượng tiếp theo ở mức 75 tỷ USD.

Đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Vé một chiều: đồng USD đang bị tước mất vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế

Nếu sau đó lãi suất không trở lại bình thường, FED chỉ có một phương án lựa chọn - khởi động một chương trình quy mô lớn giống như chương trình đã được thực hiện trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

Trong khi đó, vào thứ Tư, lần thứ hai trong một năm, FED cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất, tuy nhiên, họ không đưa ra tuyên bố về sự thay đổi chính sách mà các nhà đầu tư mong đợi. Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell chỉ lưu ý rằng, "FED có thể phải khôi phục lại sự tăng trưởng hữu cơ trong bảng cân đối tài chính để đảm bảo có đủ dự trữ ngân hàng để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt này trong tương lai".

Không có lửa làm sao có khói

Điều đáng báo động nhất là cả FED và các nhà phân tích độc lập đều không thể hiểu được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng bất ngờ.

"Nếu trong nước đã hình thành tình trạng thâm hụt thanh khoản, thì có nghĩa là FED đang mất kiểm soát với thị trường", theo Bank of America.

Nói cách khác, hiện có nguy cơ bùng nổ khủng hoảng tài chính.

Trên thực tế, trước đây cũng đã ghi nhận những dấu hiệu đáng lo ngại. Cụ thể, những cầu thủ trên thị trường tài chính chỉ ra rằng, kể từ năm 2014 dự trữ ngân hàng Mỹ giảm dần.

Trong tình huống này, ngày càng có nhiều nghi ngờ về khả năng của FED tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách tiền tệ - hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế và tăng lãi suất để bảo vệ thị trường khỏi tình trạng quá “nóng”.

Các chuyên gia nhắc nhở về việc, chính thị trường thanh khoản ngắn hạn đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất. Các nhà đầu tư nghi ngờ về độ tin cậy của các chứng khoán mà họ được cung cấp về tín dụng. Tìng trạng này đã xuất hiện sau khi hệ thống cho vay ngắn hạn bị sụp đổ. Các nhà đầu tư đã mất niềm tin vào các ngân hàng lớn vì đã thấy các chứng khoán này ngày càng lỗ nhiều.

Hôm thứ Tư, báo chí đã công bố kết quả khảo sát của Đại học Duke giữa các giám đốc tài chính (CFO) của Mỹ. 53% số người được hỏi lo ngại rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này có thể bùng nổ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Thâm hụt ngân sách vượt qua ngưỡng 1 nghìn tỷ USD

Những người tham gia thị trường nêu lên một số lý do tại sao nguồn tiền mặt vay ngắn hạn đột nhiên cạn kiệt. Ví dụ, họ nói rằng, thâm hụt phát sinh ngay sau khi các doanh nghiệp nộp thuế hàng quý, và Kho bạc đã bán trái phiếu mới trị giá hàng tỷ USD.

Sự bất ổn đã trở nên trầm trọng hơn bởi vì sự chênh lệch giữa thu ngân sách và chi ngân sách liên bang ngày càng lớn. Thâm hụt năm nay vượt qua ngưỡng 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên trong bảy năm qua.

Sở giao dịch chứng khoán New York - Sputnik Việt Nam
Đã đến lúc thanh toán các khoản nợ: Mỹ có thể lâm vào cảnh vỡ nợ sau hai tháng

Bội chi ngân sách chủ yếu được chi trả bởi việc bán ra trái phiếu chính phủ. Nhưng, ngày càng có ít người sẵn sàng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ. Theo số liệu chính thức, nợ công của Mỹ là khoảng 22,5 nghìn tỷ USD (106% GDP). Nghi ngờ về khả năng thanh toán của Washington, các nhà cho vay lớn đang dần bán phá giá "công cụ đáng tin cậy và thanh khoản nhất trên thế giới" - trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.

Con nợ lớn nhất

Nghiên cứu mới nhất của Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán AllianceBernstein của Mỹ đã đổ thêm dầu vào lửa. Dựa trên các phương pháp của riêng họ, các nhà tài chính của AllianceBernstein, công ty quản lý tài sản trị giá 586 tỷ USD, đã tính toán rằng, trên thực tế tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ đạt mức 1832%.

Ở đây nói về trái phiếu, nợ tài chính và cam kết theo các chương trình xã hội. Những đánh giá ảm đạm như vậy càng làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư vào kho bạc Hoa Kỳ và chỉ ra rõ ràng rằng, hiện có nguy cơ chứng khoán của chính phủ Mỹ bị sụp đổ và đều đó sẽ gây ra sự sụp đổ của thị trường tài chính toàn cầu.

Đây sẽ là một thảm họa thực sự, bởi vì trong danh mục đầu tư của những người cho vay nợ lớn nhất của Mỹ có hàng trăm tỷ USD. Nhật Bản nắm giữ trái phiếu nước này 1.131 nghìn tỷ USD, Trung Quốc – 1.1 nghìn tỷ, Vương quốc Anh – 334.7 tỷ. Năm 2010, Nga cũng đã sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá 170 tỷ USD.

Do áp lực trừng phạt của Washington, kể từ năm 2014 Matxcơva bắt đầu bán ra trái phiếu Mỹ. Vào mùa xuân năm 2018, sau một làn sóng trừng phạt mới, Ngân hàng Nga đã tổ chức đợt bán tháo, giảm một nửa danh mục đầu tư vào Kho bạc Mỹ: từ 96,05 tỷ USD xuống còn 48,724 tỷ USD. Bây giờ hầu như không còn gì. Theo dữ liệu mới nhất từ Kho bạc Hoa Kỳ, kể từ mùa xuân năm ngoái, các khoản đầu tư của Matxcơva vào kho bạc Mỹ đã giảm hơn 11 lần. Tính đến tháng 7 năm 2019, chỉ có khoản tiền ít ỏi - 8,5 tỷ USD.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала