NASA đánh giá mối liên quan giữa các đám cháy ở châu Âu và băng tan ở Bắc Cực

© Sputnik / Valeriy MelnikovCác lãnh thổ sinh thái ở Nga
Các lãnh thổ sinh thái ở Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Lớp băng ở Bắc Cực vào mùa hè năm 2019 đã giảm xuống tới mức tối thiểu là 4,15 triệu km2, nhưng các vụ cháy tự nhiên hoặc sóng nhiệt ở châu Âu không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này, theo một chuyên gia của NASA.

"Các nhà phân tích dữ liệu vệ tinh từ NASA và Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia (NCIDC) của Đại học Colorado Boulder cho thấy lớp phủ băng đạt tối thiểu vào tháng 9 ở mức 4,15 triệu km2 vào năm 2019", - báo cáo cho biết.

Như NASA giải thích, mùa hè ở Bắc Cực không đi kèm với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Có chăng nguy cơ “Tận thế”?  - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học nói về nguy cơ đe dọa tăng nhiệt độ toàn cầu vào năm 2100

“Vào năm 2012, khi ghi nhận mức băng tối thiểu ở Bắc Cực, sự tan chảy băng được giải thích là do một cơn bão mạnh xảy ra vào tháng 8 đã phá hủy lớp băng và dẫn đến tan chảy. Năm 2019, không có sự kiện thời tiết khắc nghiệt nào ở Bắc Cực. Mặc dù mùa hè ở Bắc Cực ấm (nhiệt độ cao hơn 4-5 độ so với bình thường), nhưng cả hỏa hoạn ở khu vực Bắc Cực lẫn sóng nhiệt ở châu Âu không ảnh hưởng lớn tới sự tan băng", - trích nhận định của nhà điều tra băng biển Waltter Meyer. Ông giải thích rằng vào thời điểm khi mà các đám cháy Siberia đang dữ dội nhất, ở Bắc Cực mặt trời đã xuống thấp, vì thế muội than không thể "thu hút", - các tia sáng và góp phần làm tan băng.

Chuyên gia lưu ý rằng, ngược lại, sóng nhiệt ở châu Âu đã ảnh hưởng đến sự tan chảy cục bộ của sông băng ở Greenland.

Theo NASA, năm nay nắp băng đã đạt mức thấp thứ hai trong suốt lịch sử quan sát kể từ những năm 1970.

Các nhà khoa học lưu ý rằng trong 10 năm qua, diện tích phủ tuyết hóa ra thấp hơn các giá trị quan sát được trước đây, và điều này  phải được coi là một trong những biểu hiện của thay đổi khí hậu toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала