Ông Triệu Tài Vinh lên tiếng về vụ cả họ làm quan và gian lận thi cử

© Ảnh : Hoàng Hà/ZingPhó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phát biểu triết lý về công tác cán bộ, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã chia sẻ về vụ cả họ làm quan và chuyện gian lận thi cử.

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh không được học nhiều

Sáng nay 25.9, Hội thảo khoa học “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới- những vấn đề lý luận và thực tiễn được Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật tổ chức. Tham dự sự kiện này, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang phát biểu thảo luận với vai trò người lãnh đạo địa phương vì ông mới đảm nhiệm công tác tại Ban Kinh tế Trung ương hơn hai tháng.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và bị cáo Vũ Trọng Lương (hàng trên) và các bị cáo tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Hoãn xét xử gian lận thi cử Hà Giang: Không bất ngờ

Tiết lộ về quá trình tham dự, ông Triệu Tài Vinh cho hay mình được đề nghị viết bài tham luận về mối quan hệ giữa việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ với trình độ chức năng và chính trị. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khẳng định đã thực hiện yêu cầu của ban tổ chức Hội thảo, bài viết của ông đã được đưa vào kỷ yếu. Tuy nhiên, trao đổi thảo luận trực tiếp tại phiên làm việc hôm nay, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh muốn “thoát ly văn bản” đi sâu vào thực tế để nói về những vấn đề đang hiện hữu trong quá trình công tác mấy chục năm qua trên nhiều cương vị nhất là ở vị trí lãnh đạo địa phương.

Mở đầu vấn đề thời sự nhất hiện nay trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chính là yêu cầu đổi mới công tác cán bộ để đối mặt với những thách thức lớn như trình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa, nguy cơ diễn biến hòa bình, nguyên Bí thư Hà Giang chia sẻ “thật thà” rằng suốt quá trình công tác, từ khi mới là một Phó Chủ tịch huyện lên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, ông “không được học nhiều” hay trải qua đào tạo cán bộ quy hoạch cấp chiến lược. Ông Vinh chỉ có bằng cử nhân chính trị, sau đó tham gia 4 ngày lớp bồi dưỡng ủy viên Trung ương Đảng. Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nên tổ chức để cán bộ sau khi đã có nhiều kinh nghiệm công tác thực tế rồi tiếp tục được học lý luận chính trị thì sẽ thấm nhuần tư tưởng hơn.

Ông Vinh nhấn mạnh, trong việc lựa chọn bồi dưỡng, quản lý cán bộ thì thực tế từ Đại hội XI, XII đến nay cho thấy công tác nhận xét, đánh giá cán bộ là khó nhất, cần chú trọng để đánh giá sao cho đúng, trúng “người công bộc” của nhân dân ấy.

Đặc biệt, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khẳng định, thời gian qua, công tác quy hoạch, đề bạt, bồi dưỡng và kể cả kỷ luật cán bộ đều đã được thực hiện rất tốt, thể hiện “tinh thần noi gương rất lớn”. Công tác quy hoạch cán bộ đã thực hiện ở đầy đủ các cấp, từ xã đến huyện đến tỉnh. Theo ông Vinh, gần đây có cả quy định hướng dẫn việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Quy trình luân chuyển, thử thách cán bộ cũng thành nề nếp và được thực hiện nghiêm túc ngay từ lâu. Tuy nhiên, theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đánh giá cán bộ trong cả quá trình dài, thường xuyên vẫn là khâu rất khó.

“Rất nhiều cán bộ, việc đánh giá ban đầu rất đúng nhưng sau này, việc đó không đảm bảo được tính thường xuyên, liên tục, không nắm được sự biến đổi của mỗi con người. Từ Đại hội Đảng XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề, một cán bộ giữa nghĩ và nói, giữa nói và làm có đồng bộ không. Tôi nghĩ, giữa nghĩ và nói thì khó quản lý nhưng giữa nói và làm thì có thể đánh giá, quản lý được. Vậy nên cần định tính và định lượng đánh giá trong công tác cán bộ để có thể nhận xét được một cán bộ, nhận ra quá trình tự diễn biến, tự chuyển hoá của người đó”, Dân Trí dẫn lời ông Triệu Tài Vinh phát biểu khẳng định.

Với tư cách là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh đã chia sẻ kinh nghiệm công tác thực tế đã trải qua ở địa phương này. Theo đó, khi còn đảm nhận vị trí của một lãnh đạo về mặt Đảng tại Hà Giang, ông Vinh đã tổ chức để với mỗi bản kiểm điểm cá nhân của cán bộ đều phải có sự đánh giá, so sánh, đối chiếu với hiệu quả thực tế công tác của từng Đảng viên.

Bị cáo Trần Xuân Yến - cựu Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La đến tòa. - Sputnik Việt Nam
Đột ngột hoãn phiên toà xét xử gian lận thi cử ở Sơn La

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Khi một cá nhân Đảng viên được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, một chi bộ Đảng được xếp là trong sạch, vững mạnh nhưng khu vực quản lý của cán bộ, tập thể đó vẫn mãi là vùng nghèo thì rõ ràng giữa thực tiễn và báo cáo có sự vênh nhau. Vậy nên tiêu chí đánh giá cán bộ, tập thể với việc thực hiện nhiệm vụ nhất thiết phải gắn với việc tạo ra sự thay đổi thực tế. Mỗi bản kiểm điểm, theo đó vẫn là do cá nhân cán bộ tự nhận nhưng tập thể sẽ xem xét. Đó chính là một điểm mới Hà Giang đã triển khai trong việc đánh giá cán bộ”.

Nguyên lãnh đạo Hà Giang đánh giá thay đổi này đã mang lại không khí mới tại địa phương. Cụ thể, trong các cuộc họp, từ chỗ mỗi người từ bước vào, bước ra khỏi hội trường “vẫn như tờ giấy trắng”, không nói gì, sau đó lại xì xào bàn tán sau lưng thì mọi người đã thoải mái phát biểu, nhận xét về nhau, “phát huy tinh thần dân chủ”, ông Vinh cho biết.

Ông Triệu Tài Vinh nói về chuyện cả họ làm quan và gian lận thi cử

Từ bài học lãnh đạo và kinh nghiệm “định lượng” thực tế cán bộ ở Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh nhấn mạnh đến việc phải áp dụng Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về 27 biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa mà Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ. Dựa vào “quy chuẩn” ấy, nguyên Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh cho rằng “chấm điểm” theo những biểu hiện đó, nhất định trong mỗi cán bộ đều có ít nhiều. Theo đó, khi làm thí điểm, ông đề nghị Bí thư các cấp uỷ tự “chấm”, tự soi cho mình trước. Sau đó, bản “chấm điểm”, “tự kiểm tra” này cũng được đưa ra tập thể chi bộ xem xét. Kết quả đạt được, theo nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Giang, “không ai không thấy mình trong bản danh sách 27 biểu hiện đó”, chỉ là mức độ khác nhau ra sao mà thôi.

sinh viên chuẩn bị tham dự kỳ thi  - Sputnik Việt Nam
Vì sao Bộ GD-ĐT không kỷ luật 13 cán bộ vụ gian lận thi cử?

Ông Triệu Tài Vinh cũng cho hay, Hà Giang cũng tự xây dựng các khung định lượng, nếu mức độ tự diễn biến ở điểm này hay điểm khác của cán bộ, công chức ở mức 10-20% được tự xây dựng chương trình hành động để tự khắc phục. Nếu mức “diễn biến”, “chuyển hóa” cao hơn thì tập thể sẽ lên tiếng cùng góp ý, theo dõi quá trình khắc phục. Còn để đến mức thứ ba, thì theo ông Vinh, cán bộ đó chắc chắn sẽ bị xem xét.

Ngoài ra, theo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, tất cả quá trình trên chỉ là thao tác “chấm mức độ biểu hiện”. Việc này chưa tạo được sự thường xuyên đánh giá nên ông Vinh cho hay, Tỉnh ủy Hà Giang còn áp dụng chấm “mức độ quyết liệt” trong việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm của cán bộ.

“Làm các bước như vậy, chúng tôi đã tạo ra những sự thay đổi rõ rệt. Việc này không phải khó làm nhưng nó rất nhạy cảm, phải quyết tâm vì đánh giá cán bộ luôn là việc khó nhưng không phải không làm được, chỉ có mạnh dạn làm hay không thôi”, ông Triệu Tài Vinh nhấn mạnh.

Phát huy nhân tố cán bộ lãnh đạo, theo Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, là một hướng đổi mới khác trong công tác cán bộ. Theo đó, từng người, cần biết lựa chọn thời điểm, hành vi “mũi nhọn” khích lệ tham gia thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Người lãnh đạo, theo ông Vinh, cũng cần có “nhãn quan nhạy cảm” với thực tiễn.

“Khi tôi phát biểu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến câu chuyện từng “nóng” Facebook “gia đình làm quan”, rồi vụ gian lận thi cử vừa qua. Cá nhân tôi phải đối mặt với việc đó và vượt qua nó thôi… Nhưng khi tôi nói về việc phải phát huy được yếu tố con người, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một lần công tác tại địa phương từng nói, Hà Giang cần có thêm nhiều Triệu Tài Vinh nữa. Đó là điểm khiến tôi vững tâm, tự hào”, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương tự hào chia sẻ.

“Đó là một sự động viên”, ông Vinh cho biết.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cung cấp các thông tin về kỳ thi cho các cơ quan báo chí.  - Sputnik Việt Nam
Gian lận thi cử, loạt quan chức cấp cao Bộ Giáo dục bị xem xét kỷ luật
Ngoài ra, nguyên Bí thư Hà Giang còn cho hay khi được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hỏi:

“Là Ủy viên dự khuyết thì cháu làm gì?”, ông Vinh trả lời: “Cháu tập trung làm các đề án, cụ thể hóa bằng đề án và tổng kết bằng đề án chứ không chung chung”, Zing trích phát biểu của Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương tại Hội thảo khẳng định.

Theo nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Giang, từ niềm tin nội tâm như thế, ông thường khuyến khích, yêu cầu phát huy không khí dân chủ trong tập thể thông qua việc bỏ phiếu, vì theo Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, nếu không phát huy hiệu quả lá phiếu mà chỉ giơ tay, hiệp thương thôi thì khó mà phát huy tinh thần dân chủ trong mỗi cán bộ.

Trước đó, ngày 17 tháng 9 năm 2016, trên mạng xã hội đăng tải thông tin có ít nhất 8 người là vợ, anh em ruột thịt, em rể, anh em họ hàng của ông Triệu Tài Vinh đang giữ các vị trí chủ chốt của nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ vào sáng cùng ngày, ông Vinh xác nhận cả tám người trên đều là người thân của mình, nhưng “8 người thân của tôi được bổ nhiệm đều đúng quy trình”. Ông Vinh cho rằng, nếu chỉ nhìn vào danh sách người nhà này thì sẽ là “chuyện không hay” nhưng đi vào từng trường hợp cụ thể thì “sẽ thấy việc bổ nhiệm không có khuất tất”.

Ông khẳng định rằng: “Lên Hà Giang sẽ biết năng lực người được bổ nhiệm”

Hà Giang xử gian lận thi cử thế nào?

Từ ngày 17/7/2018, khi có kết quả chấm thẩm định ở tỉnh này đã phát hiện sai phạm đối với 330 bài thi của 114 thí sinh. Liên quann đến những con số sốc này, công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án và bắt ông Vũ Trọng Lương vì hành vi nâng điểm cho hơn 330 bài thi của 114 thí sinh.

Sau đó, ông Nguyễn Thành Hoài, Trường phòng KT&QLCL giáo dục tỉnh cũng bị bắt và khởi tố vì bị cho là “tiếp tay” cho Vũ Trọng Lương.

Ngày 8 tháng 4 năm 2019, Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Hà Giang đã khởi tố, bắt tạm giam thêm 3 đối tượng liên quan đến vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang. Ba vị can bị bắt thêm bao gồm Phạm Văn Khuông - Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, Lê Thị Dung - Phó đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang và bà Triệu Thị Chính - Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, Phó chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang (người trực tiếp điều hành Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm), bà Chính bị cáo buộc tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và 2 người còn lại cùng bị khởi tố về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng tại điểm thi trường THPT Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang liên quan ông Triệu Tài Vinh thế là xong?

Đến ngày 18/6/2019, Tỉnh ủy Hà Giang đã tiến hành bỏ phiếu kín và ra quyết định cảnh cáo đối với ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch tỉnh và ông Vũ Văn Sử là cựu giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh vì “vi phạm khuyết điểm trong tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia tại tỉnh này năm 2018”.

Tuy nhiên, ngoài sự nghi ngờ dành cho ông Sử, dư luận còn đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chủ tịch và nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang liên quan đến vụ gian lận thi cử này.

Cũng như các trường hợp sai phạm ở Hòa Bình và Sơn La, các thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang đều là con cháu của lãnh đạo tỉnh, cán bộ công chức ngành giáo dục, công an, và cả chủ nhiều doanh nghiệp.

Trước đó, đã rộ thông tin về việc, con gái của nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang lúc bấy giờ là ông Triệu Tài Vinh cũng được nâng 5,4 điểm. Trao đổi trên báo VNN, vị này cũng xác nhận con gái mình nằm trong danh sách “được nâng điểm”. Nhưng ông Vinh khẳng định mình không biết, không chỉ đạo gì, chắc ai đó “mượn cái việc đấy để nâng điểm”:

“Cháu luôn luôn nằm trong top 10 của trường. Tôi không phải đi xin điểm. Báo chí cần nắm thêm học lực của cháu ở trường. Cháu học như thế nào thì nhà trường đều biết”, ông Vinh nhấn mạnh.

Đến nay, kết luận về việc ai đã chỉ đạo nâng điểm cho con gái ông Triệu Tài Vinh vẫn là một ẩn số. Làm sao để làm rõ “sự trong sạch” của nguyên Bí Thư Hà Giang ở thời điểm đó?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала