Tên lửa hành trình chiến thuật của Nga bắn trúng mục tiêu ở cự ly nào?

© Sputnik / Ramil Sitdikov / Chuyển đến kho ảnhTổ hợp tên lửa hành trình chiến thuật đầu tiên của Liên Xô là "ông cố" của tổ hợp Iskander.
Tổ hợp tên lửa hành trình chiến thuật đầu tiên của Liên Xô là ông cố của tổ hợp Iskander. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tầm xa, độ chính xác, mạnh mẽ - 70 năm trước, vào ngày 25 tháng 9 năm 1949, Liên Xô đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo R-2. Tổ hợp tên lửa hành trình chiến thuật (OTRK) đầu tiên của Liên Xô là "ông cố" của tổ hợp Iskander hiện đại.

Những chiếc R-2 đã phục vụ cho đến năm 1960 và đã ảnh hưởng đến quá trình sáng chế các tổ hợp OTRK sau này. Sau đây là bài của Sputnik về quá trình tiến hóa nhanh chóng và khả năng độc đáo của vũ khí tấn công này.

Tổ hợp phóng tên lửa có quỹ đạo gần như tên lửa đạn đạo

Ngày nay, tổ hợp Iskander vẫn là loại OTRK hiện đại nhất trong Lực lượng Vũ trang Nga. Tổ hợp này đã được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS vào tháng 8/1999. Nhiệm vụ chính của Iskander là tiêu diệt hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của đối phương cũng như các mục tiêu chiến lược ở cự ly tới 500 km. 

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhHệ thống tên lửa hành trình chiến thuật (OTRK) "Iskander-M" trong cuộc luyện tập tấn công tên lửa ở khu vực Krasnodar
Tên lửa hành trình chiến thuật của Nga bắn trúng mục tiêu ở cự ly nào? - Sputnik Việt Nam
Hệ thống tên lửa hành trình chiến thuật (OTRK) "Iskander-M" trong cuộc luyện tập tấn công tên lửa ở khu vực Krasnodar

Tổ hợp này đã được sử dụng chống lại các phiến quân khủng bố ở Syria. Theo các chuyên gia phương Tây, Iskander cùng với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và các hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion có thể thành lập các “khu vực bị hạn chế bay vào”, do đó trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Nga, lực lượng NATO sẽ chịu tổn thất không thể chấp nhận được.

Các tổ hợp Iskander đang được triển khai ở một số khu vực của đất nước, ví dụ, ở vùng Kaliningrad. Và thực tế này gây sự lo ngại của các chiến lược gia NATO: theo ý kiến ​​của họ, những tên lửa như vậy có đủ khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên khắp Tây Âu.

Phiên bản tiên tiến nhất trong gia đình Hệ thống tên lửa hành trình chiến thuật là tổ hợp Iskander-M mang hai tên lửa đạn đạo. Tổ hợp này được sản xuất có sử dụng các công nghệ tàng hình để tăng khả năng xuyên qua hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của đối phương. Quả tên lửa có độ chính xác phi thường: ở cự ly tối đa tên lửa có bán kính vòng xác suất trúng đích 5-7 mét.

Tổ hợp đầu tiên với độ chính xác cao

Tuy nhiên, để có được những đặc tính vượt trội như vậy, các nhà thiết kế đã mất hơn một thập kỷ. Sergey Korolev đã bắt đầu tạo ra tổ hợp R-2 đầu tiên vào mùa xuân năm 1948.

Theo dự án đó, bán kính tiêu diệt mục tiêu của nó gấp đôi tầm bắn của tên lửa đạn đạo R-1 đầu tiên của Liên Xô. Trong quá trình thiết kế R-2, các chuyên gia lần đầu tiên sử dụng đầu đạn tách khỏi tên lửa ở cuối giai đoạn hoạt động trên đường bay. Ngoài ra, họ đã giảm trọng lượng bằng cách sử dụng hợp kim nhôm nhẹ trong cấu trúc. Cuối cùng, các nhà thiết kế đã bảo đảm được tầm xa ấn tượng 600 km so với 270 của R-1. 

© Ảnh : JSC "RSS"Chế tạo tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô R-1
Tên lửa hành trình chiến thuật của Nga bắn trúng mục tiêu ở cự ly nào? - Sputnik Việt Nam
Chế tạo tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô R-1

R-2 được trang bị đầu đạn nổ mạnh có sức công phá 1,5 tấn TNT. Khu vực bị phá hủy trong vụ nổ của một đầu đạn như vậy lên tới hàng nghìn mét vuông. Lần đầu tiên trong lịch sử, độ chính xác cao được bảo đảm nhờ hệ thống điều chỉnh hướng bay vô tuyến. Việc điều khiển được thực hiện bởi các bánh lái khí động học và khí đốt. Chất oxy hóa - oxy lỏng được sử dụng làm nhiên liệu, vì thế ở trạng thái tiếp nhiên liệu tên lửa không thể đứng tại chỗ trong hơn 15 phút. R-2 đã được trang bị cho quân đội vào cuối năm 1951 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào tháng 6 năm 1953.

Hai năm sau, quân đội Liên Xô đã nhận được tên lửa chiến thuật mới R-11. Dù có tầm bắn nhỏ hơn – chỉ có 270 km, nhưng nó được tiếp nhiên liệu với các thành phần được lưu trữ lâu, nhờ đó tên lửa có thể đứng ở vị trí sẵn sàng chiến đấu lâu hơn nhiều. Giống như R-2, tên lửa R-11 được trang bị đầu đạn nổ mạnh, và phiên bản sửa đổi R-11M mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 40 kiloton. Để vận chuyển và phóng tên lửa, các chuyên gia sử dụng bệ phóng của pháo tự hành chống tăng thời  Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Bước tiếp theo là tên lửa R-17 được trang bị cho tổ hợp Elbrus vào tháng 3 năm 1962. Các chuyên gia đã thay đổi hoàn toàn cách bố trí, phát triển một hệ thống điều khiển tiên tiến hơn và sáng chế phương pháp mới tiếp nhiên liệu. Mặc dù R-17 có tầm bay xa lên tới 300 km, nhưng, độ sai lệch mục tiêu không quá 450 mét. Tên lửa R-17 đã có các phiên bản với đầu đạn hạt nhân có sức tàn phá từ 10-500 kiloton, và với đầu đạn nổ mạnh có 700 kg thuốc nổ TNT. Ngoài ra còn có một phiên bản hóa học: khí mù tạt, khí Lewisite, VX.

Tổ hợp Elbrus với đầu đạn phi hạt nhân đã được xuất khẩu và sử dụng thành công trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973, cuộc xung đột Iran-Iraq những năm 1980-1988, cũng như trong cuộc đụng độ vũ trang ở Vịnh Ba Tư năm 1991. Trong những năm gần đây, OTRK Elbrus đã được sử dụng trong cuộc xung đột giữa Ả Rập Saudi và phiến quân Hussite Yemen.

Từ Elbrus đến Oka

Cuối năm 1965, Liên Xô đã phát triển hệ thống tên lửa chiến thuật tiền tuyến Temp-S được trang bị tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn hai tầng với đầu đạn hạt nhân có thể tháo rời. Tên lửa có tầm bay xa 900 km, và sức tàn phá của đầu đạn đạt tới 500 kiloton. Hầu hết các tổ hợp Temp trong tổng số 1.200 tổ hợp được sản xuất ở Liên Xô đã được bố trí ở phía tây đất nước, cũng như dọc theo biên giới với Trung Quốc bởi vì vào những năm 1960 mối quan hệ với Trung Quốc đã là khá căng thẳng. 

© Ảnh : Public domain/One half 3544Hệ thống tên lửa chiến thuật tiền tuyến Temp-S
Tên lửa hành trình chiến thuật của Nga bắn trúng mục tiêu ở cự ly nào? - Sputnik Việt Nam
Hệ thống tên lửa chiến thuật tiền tuyến Temp-S

Các tổ hợp Temp-S đã được thay thế bằng Tochka, tổ hợp này đã được trang bị cho quân đội vào năm 1975. Phiên bản sửa đổi "Tochka-U" vẫn đang phục vụ cho Lực lượng mặt đất. Bệ phóng được gắn trên khung gầm ô tô ba trục, tổ hợp có tầm bắn tối đa 120 km. Tochka-U  có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân với sức tàn phá từ 10-100 kiloton cũng như đầu đạn nổ mạnh, phân mảnh hoặc hóa học. Tochka-U đã được sử dụng trong chiến dịch chống khủng bố ở Bắc Kavkaz và trong cuộc xung đột vũ trang ở Nam Ossetia năm 2008.

Ngoài ra, từ năm 1983 đến năm 2003, quân đội Liên Xô và Nga đã vận hành tổ hợp Oka với tầm bắn 400 km. Tên lửa Oka là rất thú vị ở chỗ: nó được trang bị tổ hợp phòng thủ tên lửa và gần như không thể bị tấn công khi đang bay. Các tổ hợp này đã bị loại bỏ ngay sau khi Liên Xô ký vào Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, mặc dù, về mặt chính thức, tầm bắn xa của tổ hợp không bị cấm theo thỏa thuận này. 

© SputnikTổ hợp tên lửa "Iskander"
Tên lửa hành trình chiến thuật của Nga bắn trúng mục tiêu ở cự ly nào? - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp tên lửa "Iskander"
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала