Có người quen Bộ trưởng Bộ KH-ĐT trong số 9 người bỏ trốn tại Hàn Quốc?

© Ảnh : Việt DũngBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vì sao đến nay Bộ Kế hoạch và đầu tư không công khai danh tính 9 người tham gia đoàn công tác Quốc Hội bỏ trốn tại Hàn Quốc?

9 người Việt bỏ trốn ở lại Hàn Quốc là người quen của Bộ trưởng?

Ngày 27.9, báo chí tiếp tục đăng tải những thông tin liên quan vụ 9 người Việt Nam là đại diện doanh nghiệp tham gia đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn Đại biểu Việt Nam sang thăm và làm việc theo lời mời của Chủ tịch Quốc Hội nước bạn là Moon Hee Sang, đã bỏ trốn, ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Theo đó, trước “tin đồn” khẳng định những người bỏ trốn “là người quen” của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, trao đổi với báo chí, vị này đã lên tiếng phủ nhận.

“Tôi đã kiểm tra kỹ, họ không liên quan gì tới tôi cả. Do phía công an đang điều tra nên danh tính ra sao không thuộc thẩm quyền công bố của bộ nữa”, TPO dẫn phát biểu của Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam
9 người Việt trốn ở lại Hàn Quốc bỏ cả hộ chiếu: Bộ KH-ĐT xin rút kinh nghiệm

Trước đó, hôm 26.9, trong thông cáo báo chí phát đi, Bộ KH-ĐT đã xin “rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ việc “rất mang tiếng và đáng tiếc” này.

Trong thông cáo ngày hôm qua, Bộ KH-ĐT cho hay, liên quan đến vụ việc 9 người Việt Nam đã không có mặt tại sân bay lúc cất cánh về nước sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào tháng 12.2018, Bộ KH-ĐT đã chỉ đạo Cục Đầu tư nước ngoài- đơn vị đầu mối tổ chức đoàn- tiến hành rà soát, rút kinh nghiệm để có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tới đây.

“Việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi cùng đoàn công tác của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong các hoạt động chính trị, ngoại giao ở nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, nhằm phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao kết hợp phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và các địa phương mở rộng các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại, hiện thực hóa các cam kết về hội nhập”, Thông cáo báo chí cho biết.

Bộ KH-ĐT khẳng định, trong suốt hơn 30 năm qua, Bộ đã được giao tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong các chuyến thăm, làm việc ở nước ngoài. Mục đích và nội dung chính mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng tới chính là tổ chức các cuộc tiếp xúc, các hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Bộ KH-ĐT khẳng định Việc chọn lọc, thẩm định, lập danh sách đoàn doanh nghiệp đi tháp tùng được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng, sau đó gửi các cơ quan hữu quan thẩm tra, cho ý kiến. Việc quản lý đoàn đi cũng được thực hiện chặt chẽ bằng nhiều cách thức khác nhau.

“Tuy nhiên, lần này, một số người đã cố tình lợi dụng việc tham gia đoàn để bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp, bỏ cả hộ chiếu lại. Toàn bộ số hộ chiếu này, sau đó đã được Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư bàn giao cho các cơ quan chức năng”, Bộ KH-ĐT thừa nhận trong Thông cáo báo chí.

Đáng chú ý, theo thông báo phát đi hôm 26.9, Bộ KH-ĐT cũng đánh giá đây là sự việc nghiêm trọng, sự cố lần đầu tiên xảy ra, nên “Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận rằng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”.

Thông báo của Bộ KH-ĐT khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để truy tìm các đối tượng hiện đang bỏ trốn, triệu hồi về nước và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, nếu phát hiện nội bộ có sai phạm liên quan, Bộ sẽ không bao che, đồng thời nghiê khắc xử lý cán bộ theo mức độ và quy định của pháp luật. Theo Bộ KH-ĐT, đây là bài học sâu sắc để rà soát, rút kinh nghiệm khi tổ chức đoàn doanh nghiệp đi cùng, không để lặp lại sự cố này trong các chuyến đi tiếp theo.

“Bộ sẽ siết chặt hơn nữa quy trình tổ chức, quản lý chặt chẽ đoàn doanh nghiệp đi nước ngoài tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước”, thông cáo báo chí nhấn mạnh.

Vụ người Việt bỏ trốn ở lại Hàn Quốc: Bộ KH-ĐT cam kết không làm tour

Phát biểu về sự cố lần này, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc doanh nghiệp  đi cùng đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội là chủ trương nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, địa phương xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường, thúc đẩy thương mại.

Đối với đoàn xúc tiến thương mại, Bộ KH&ĐT chuẩn bị nội dung, chương trình, ký kết, tiếp xúc, lắng nghe cơ chế chính sách. Việc ăn ở, đi lại, Bộ KH&ĐT giao cho một đơn vị làm tour du lịch thực hiện.

Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng vụ 9 người trong Đoàn ĐBQH bỏ trốn ở lại Hàn Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: “Bộ không đi làm tour, thu tiền”. Thay vào đó, việc này được giao cho Vietravel.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ đây là vụ việc rất đáng tiếc, đồng thời khẳng định, Bộ “đã chọn lọc kỹ trước khi đi nhưng bị doanh nghiệp lợi dụng”.

Khi được đặt câu hỏi về trách nhiệm liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Bộ KH-ĐT đã “làm hết trách nhiệm”, hết sức chặt chẽ. Theo ông Dũng, rõ ràng, các cơ quan chức năng đã chọn lọc nhưng doanh nghiệp lại “qua mặt”, cố tình lợi dụng cơ hội.

“Đây là chủ trương của nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội để kêu gọi đầu tư, nhưng lại bị họ lợi dụng. Sự việc quá đáng tiếc, chúng tôi mất bao nhiêu công sức nhưng bị ảnh hưởng. Chúng tôi được giao nhiệm vụ đi làm hàng trăm đoàn nay có một đoàn thế thì rất mang tiếng. Nếu làm chặt quá thì họ lại bảo gây khó dễ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nói muốn tìm hiểu cơ hội chả lẽ không cho đi? Chúng tôi cũng yêu cầu nêu rõ thông tin đi làm gì, mục đích như thế nào, nhưng họ lợi dụng thì khó. Tất nhiên, việc này sẽ phải rút kinh nghiệm sâu sắc”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân trần.

Doanh nghiệp xin cùng đoàn cấp cao có dễ?

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư với nước ngoài cho biết, hiện tại, cơ quan công an đang làm việc, điều tra vấn đề này. Về quy trình rà soát hồ sơ doanh nghiệp tham gia đoàn, vì sao không công bố danh tính những người Việt bỏ trốn ở lại Hàn Quốc, vị Cục trưởng từ chối trả lời phóng viên Tiền phong.

Qua tìm hiểu về quy trình rà soát hồ sơ, đại diện Phòng Xúc tiến đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài) cho biết, thông thường, lịch trình các đoàn đi cùng lãnh đạo sẽ chỉ biết trước khoảng một tháng. Khi nào có lịch, Cục Đầu tư nước ngoài sẽ thông báo rộng rãi để doanh nghiệp đăng ký.

Theo Phòng Xúc tiến đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài), quá trình rà soát hồ sơ của doanh nghiệp tùy theo tiêu chí của từng đoàn và đến nay vẫn chưa có tiêu chí chung.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Hàn Quốc

Bình luận về vấn đề này, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thông tin: Từ những năm 90 của Thế kỷ trước, VCCI đề nghị cơ quan chức năng cho phép doanh nghiệp được tham gia các đoàn công tác nước ngoài để kết nối giao thương. Chi phí mỗi doanh nghiệp tham gia đoàn cao cấp tùy thuộc vào thời điểm, quốc gia, có thể dao động từ vài trăm đến vài ngàn USD/chuyến đi của doanh nghiệp.

Theo Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sự việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc vừa qua, có thể xuất phát từ khoảng trống trong quá trình quản lý thực tế và bị chính các đối tượng lợi dụng vào mục đích xấu. Ông Phòng còn nêu một thực trạng nữa, đó là, một số doanh nghiệp tìm cách chen chân, có mặt trong đoàn công tác của Đảng, của Nhà nước để được đi cùng chuyên cơ với lãnh đạo cấp cao, chụp ảnh để đánh bóng tên tuổi. Hiện tại, thực trạng này không còn, ông Hoàng Quang Phòng khẳng định.

Hiện tại, đã có 2 trong tổng số 9 người bỏ trốn về nước. 7 người còn lại hiện vẫn đang lẩn trốn và cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc.

Trước đó, trong báo cáo thi hành pháp luật về dẫn độ của Bộ công an cho thấy, tính đến thời điểm tháng 5.2019, Việt Nam có hơn 1.200 người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 235 người đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều nghi can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Bộ Công an Việt Nam đã lập và chuyển 35 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, trong đó có 21 yêu cầu dẫn độ theo các hiệp định song phương giữa Việt Nam- Liên bang Nga, Úc, CH Séc… Có 14 yêu cầu dẫn độ theo nguyên tắc có đi có lại với Anh, Nhật Bản, Thụy Điển, Hong Kong, đồng thời Bộ này cho hay đã dẫn độ được 7 đối tượng về Việt Nam và bắt giữ một đối tượng khi bỏ trốn về Việt Nam.

9 người bỏ trốn chỉ ‘bay nhờ’ chuyên cơ của Chủ tịch Quốc Hội

Ngày 25.9, thay mặt cho Văn phòng Quốc Hội, Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có thông cáo cáo chí về việc 9 người trong đoàn doanh nghiệp Việt Nam ở lại Hàn Quốc trái pháp luật.

Thông cáo nêu rõ: “Ngày 23 tháng 9 năm 2019 vừa qua, các cơ quan báo chí của Hàn Quốc đã đưa thông tin về việc có 09 người trong số các thành viên đi cùng phái đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam vào tháng 12 năm 2018 đã bỏ trốn ở lại trái pháp luật ở Hàn Quốc”.

Đến ngày 23.9 vừa qua, Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc đã đưa tin về 9 người trong Phái đoàn kinh tế đi theo Đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã bỏ trốn để ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc hơn 10 tháng.

“Đến nay, 2 trong số 9 người đã bị phía Hàn Quốc trục xuất”, MBC cho hay.

Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định những người này chỉ “đi nhờ máy bay” của Đoàn Quốc hội Việt Nam:

“Đây là một sự việc rất đáng tiếc. Số người bỏ trốn nêu trên không thuộc thành phần đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội mà chỉ tham gia diễn đàn và xin cho đi nhờ chuyên cơ. Tất cả ăn nghỉ sinh hoạt của đoàn này bên Hàn Quốc đều do Bộ Kế hoạch - đầu tư quản lý. Lúc về mới biết thiếu 9 người, chúng tôi đã chỉ đạo lập tức phải đi tìm và đưa số người này về. Từ đó đến nay chỉ tìm được 2 người, 7 người nữa vẫn đang quyết liệt đi tìm”, thông cáo báo chí nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký Quốc Hội nhấn mạnh những người bỏ trốn không thuộc thành phần ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao.

“Quá trình chuẩn bị phục vụ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Hàn Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức diễn đàn nêu trên có liên hệ cho đoàn của họ đi nhờ máy bay chở chủ tịch Quốc hội và chúng tôi đã đồng ý. Những người này không thuộc thành phần đoàn thăm chính thức”, Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc bổ sung thêm.

Hiện tại, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vẫn đang phối hợp để làm rõ, điều tra danh tính và mục đích các đối tượng bỏ trốn tại Hàn Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала