Có thật người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới?

© Ảnh : pixabay.com/ Robert_z_Ziemi Ùn tắc giao thông ở Việt Nam
Ùn tắc giao thông ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiện chiều cao của người Việt Nam vẫn đang thuộc top thấp nhất khu vực và thế giới. Liệu công bố mới đây khẳng định ‘người Việt lùn thứ 4 thế giới’ có đáng tin? Làm sao để người Việt Nam thoát lùn?

Người Việt lùn thứ 4 thế giới

Tạp chí Dân số thế giới - một tổ chức độc lập của Hoa Kỳ đã cung cấp dữ liệu khảo sát về chiều cao của các quốc gia trên thế thới. Theo đó, chiều cao của người Việt hiện đang ở mức rất thấp so với mặt bằng chung của các nước.  

Cụ thể, đàn ông Việt Nam chỉ cao trung bình 162,1 cm, trong khi phụ nữ cao trung bình 152,2 cm.

Trong khi đó, dự án NCD Risk Factor Collabawn của Đại học Hoàng gia London, Anh Quốc đã công bố một dữ liệu khác, được tờ Insider đăng tải, khẳng định Việt Nam lùn thứ 15 thế giới với chỉ số chiều cao trung bình là 159,1cm. Nam giới Việt cao trung bình 164,44cm còn nữ giới 153,59cm.

Theo con số từ Viện Y học ứng dụng Việt Nam công bố năm 2017, người Việt thuộc top 20 nước lùn nhất thế giới. Cụ thể, nam giới đứng thứ 19 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, với chiều cao trung bình là 164,4cm, nữ giới Việt Nam đứng thứ 13 với chiều cao trung bình là 153,6cm, tương đồng với công bố trên Insider.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký cam kết về tăng cường dinh dưỡng - Sputnik Việt Nam
Nguyên nhân chính khiến người Việt Nam "lùn" nhất khu vực

Theo Đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong hơn 30 năm qua, chiều cao của người Việt có tăng lên nhưng rất chậm, trung bình 10 năm chỉ được hơn 1cm.

So với chiều cao tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chiều cao trung bình của nam giới Việt vẫn dưới chuẩn 13cm, còn nữ giới dưới chuẩn 10,7cm. Chiều cao người Việt cũng thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á.

Nam giới Hàn Quốc có chiều cao trung bình 170,7 cm, nữ giới - 157,4 cm. Chiều cao trung bình của đàn ông và phụ nữ Trung Quốc lần lượt là 169 cm và 158 cm. Người Campuchia cũng cao hơn người Việt Nam, với chiều cao trung bình ở nam giới là 162,5 cm.

Tính ra, người Việt chỉ cao hơn người Indonesia (158 cm), Philippines (161,9 cm) và Bolivia (160 cm).

Theo Tạp chí Dân số thế giới, người dân ở các nước châu Âu vào top cao nhất thế giới, chiếm đủ 10 vị trí đầu bảng xếp hạng. Cao nhất thế giới là người Hà Lan (183,8 cm), tiếp theo là Montenegro (183,2 cm), Đan Mạch (182,6 cm) và Na Uy (182,4 cm).

Theo báo cáo của UNICEF, Việt Nam cũng có tỷ lệ thấp còi cao nhất Đông Nam Á, lên tới 23,8% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mỗi năm, có đến hơn 230.000 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính gây ra còi cọc và tử vong.

Năm 2013, chính phủ đưa ra một số chương trình cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe thể chất nhằm tăng chiều cao. Dự án trị giá 285 triệu USD, dự kiến đến năm 2030, đưa chiều cao trung bình của phụ nữ và nam giới Việt Nam tăng lên 157,5 cm và 168,5 cm.

Làm thế nào để người Việt tăng chiều cao, thoát lùn?

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ với báo Lao động cho biết:

“Câu chuyện chiều cao có những yếu tố không can thiệp được là gen, chủng tộc. Yếu tố can thiệp được là dinh dưỡng, dinh dưỡng đúng thời điểm, lối sống, môi trường, hoạt động thể lực. Vì thế, tất cả là cả quá trình và chúng ta nên kiên trì”.

Theo Tiến sĩ Trọng Hưng, những con số đưa ra cần thận trọng. Theo đó, ông không bình luận, đánh giá về mặt con số, vì mỗi tổ chức lại có một hình thức đo lường và xếp hạng khác nhau. Tuy nhiên, ông cho rằng những câu như “Việt Nam lùn thứ 4 thế giới” có sức tác động đến dư luận nhưng tiêu chí xếp hạng, dữ liệu của các nước từ năm nào không rõ nên không cần quá hoang mang.

Jyoti Amge và Sultan Kosen - Sputnik Việt Nam
Người cao nhất gặp người phụ nữ thấp nhất thế giới (Video)

Tiến sĩ Hưng nhấn mạnh con số người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới chỉ mang tính chất tham khảo để biết nhưng cũng không nên sa đà, phiến diện. Rõ ràng, qua nhiều năm, sự thay đổi chiều cao của người dân Việt Nam có thể nhìn thấy rõ. Những chương trình can thiệp về dinh dưỡng đã tác động rất tốt đến việc thay đổi chiều cao, tầm vóc.

“Không phải ta tự khen ta nhưng tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy câu chuyện về tầm vóc gần đây. Người dân thừa nhận so với thế hệ trước trẻ con thế hệ sau được nuôi dưỡng chăm sóc tốt hơn khi đời sống kinh tế thay đổi”, ông phát biểu.

Như vậy, có thể thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Cùng với yếu tố gen (nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến sự thấp, lùn của người châu Á nói chung), còn có nhiều yếu tố bên ngoài khác là dinh dưỡng, tập luyện, giấc ngủ, môi trường sống, bệnh tật,… Các yếu tố bên ngoài này cũng rất quan trọng, và Nhật Bản là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy chiều cao có thể cải thiện được.

Theo New York Times, trước năm 1950, chiều cao của người Nhật là 150cm (với nam) và 149cm (với nữ). Tuy nhiên hiện tại, chiều cao người Nhật đã có sự thay đổi vượt bậc là 172cm (với nam) và 158cm (với nữ).

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – Nguyên trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng khẳng định, nếu được chăm sóc một cách khoa học, con cái vẫn sẽ có được chiều cao tốt dù cho bố mẹ có thấp, lùn.

Dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới tầm vóc, chỉ sau mặt di truyền. Để tăng trưởng chiều cao, trẻ cần được đảm bảo chế độ ăn đa dạng với đầy đủ các nhóm chất như tinh bột (từ gạo, ngô, khoai, bánh mì, bún…), chất đạm (từ thịt lợn, gà, bò, cá, trứng, đậu phụ…), chất béo (dầu mỡ), rau xanh, củ quả. Trong đó, bố mẹ nên lưu ý chế độ ăn giàu canxi từ tôm, cua đồng, cá, đậu phụ, các loại rau lá màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa…vì canxi có liên quan đến cấu trúc xương. Đặc biệt, cần bổ sung vitamin D dự phòng mỗi ngày để canxi này được hấp thụ vào máu, chuyển hóa vào xương, thúc đẩy hệ xương phát triển, tăng chiều cao.

Ngoài ra, cũng cần hạn chế các loại thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt… vì chúng làm tăng nguy cơ béo phì và thấp lùn ở trẻ. Các loại nước tăng lực, nước ngọt có gas gây tăng thải canxi qua nước tiểu, cản trở quá trình phát triển chiều cao.

Trẻ cũng nên được rèn thói quen yêu thích vận động, tập luyện thể dục, chơi các môn thể thao phù hợp với độ tuổi và thể chất. Cần hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… bởi các yếu tố này khiến trẻ lười, chỉ thích ngồi một chỗ, vừa gậy hại đến vóc dáng, vừa ảnh hưởng thị lực và gây ra nhiều vấn đề khác.

ung thư - Sputnik Việt Nam
Thừa canxi trong cơ thể có thể dẫn đến ung thư

Theo kết quả khảo sát do chuyên gia Đại học Stanford (Mỹ) thực hiện tại hơn 100 quốc gia, Việt Nam nằm trong top các nước lười vận động nhất thế giới với chỉ 13,5% người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Điều này gây nên tác hại không chỉ cho chiều cao của người Việt, mà còn ảnh hưởng đến những đặc điểm thể chất khác như thể lực và sức bền.

Ngoài dinh dưỡng và hoạt động thể chất, những yếu tố khác như thức khuya, chất lượng giấc ngủ kém, chưa ý thức giữ gìn lối sống lành mạnh để giảm thiểu bệnh tật,… cũng tác động đến sức khỏe và chiều cao nói chung.

Để thực hiện “mục tiêu thoát lùn” đã đề ra, không những cần đến sự vào cuộc của các cơ quan, bộ ngành, mà quan trọng nhất là tự sự nỗ lực của tất cả người dân, vì tương lai của cả thế hệ tương lai người Việt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала