Những con cá mập nguyên tử: "Leninskiy komsomol" so với Nautilus

© Ảnh : Public domain/PH2 D. Beech/NavyTàu ngầm hạt nhân K-162
Tàu ngầm hạt nhân K-162 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thời gian hoạt động dài, vũ trang mạnh và kết cấu quá phức tạp vào thời điểm đó - chính xác là 65 năm trước, ngày 30 tháng 9 năm 1954, Hải quân Hoa Kỳ đã thượng cờ trên chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của thế giới USS Nautilus.

Tuy nhiên, người Mỹ vượt lên phía trước trong một thời gian không lâu. Ba năm sau, «Leninskiy Komsomol» được hạ thủy. Cả hai tàu đánh dầu sự xuất hiện của hạm đội tàu ngầm hiện đại, trên cả hai chiếc đều từng xảy ra trường hợp khẩn cấp. Về sự kiện bắt đầu kỷ nguyên tàu ngầm hạt nhân - trong tài liệu của Sputnik.

Tàu ngầm phi hạt nhân cỡ nhỏ Piranya - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm phi hạt nhân cỡ nhỏ "Piranya" lặn dưới nước lâu hơn gấp 4 lần

Lò phản ứng đầu tiên

Các trận hải chiến trong Thế chiến II đã tiết lộ những thiếu sót của tàu ngầm diesel-điện. Thời gian hoạt động ở dưới mặt nước chỉ có thể tính theo giờ, thường phải nổi để sạc lại ắc quy và bổ sung nguồn dự trữ không khí. Ở trên mặt biển, tàu ngầm dễ bị tấn công từ trên không trung và đánh mất con át chủ bài chính — tính tàng hình.

Với sự khởi đầu chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ đã dành tất cả nỗ lực để chế tạo ra hệ động lực mới về cơ bản cho tàu ngầm - dựa trên lò phản ứng hạt nhân. Tàu ngầm với một «trái tim» như vậy có thể ở dưới nước trong thời gian gần như không giới hạn, chỉ nổi lên để bổ sung thực phẩm, đạn dược hay thay đổi thủy thủ đoàn.

tàu ngầm lớp Columbia - Sputnik Việt Nam
Mỹ bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân lớp mới đầu tiên

Các kỹ sư Mỹ bắt đầu phát triển lò phản ứng hạt nhân cho tàu hải quân từ năm 1939, tuy nhiên, do Thế chiến II, thời hạn đã phải lùi lại. Đầu những năm 1950, Quốc hội Mỹ đã phân bổ 37 triệu đô la cho việc chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên - 37 triệu đô la.

«Nautilus» ra mắt vào tháng 1 năm 1954. Tàu ngầm hạt nhân khác với các tàu ngầm diesel-điện không chỉ về lò phản ứng, mà cả trong kết cấu thân tàu, vị trí bể chứa, khoang thiết bị ... Với lượng giãn nước 4000 tấn, hệ động lực hai trục đã đẩy con tàu chạy dưới mặt nước lên 20 hải lý/giờ. Trong trường hợp khẩn cấp, có hai máy phát điện diesel dự phòng. 

© AP Photo / Jens Dresling/Ritzau FotoTàu ngầm "Nautilus".
Những con cá mập nguyên tử: Leninskiy komsomol so với Nautilus - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm "Nautilus".

Thủy thủ đoàn «Nautilus» gồm 100 thủy thủ và 11 sĩ quan. Vũ khí - 6 ống phóng 533 mm với 24 quả ngư lôi. Lặn sâu tối đa 200m, hơi nhỏ theo tiêu chuẩn hiện đại. Về đặc điểm tiếng ồn, nói một cách nhẹ nhàng, tàu ngầm còn xa nới đạt yêu cầu. Các tua-bin tạo ra một sự rung động mà các sonar phát hiện ra ngay ở tốc độ bốn hải lý/giờ. Tuy nhiên, những kinh nghiệm tiêu cực này sẽ được tính đến trong tương lai.

"Nautilus" đã hơn một lần rơi vào tình huống khẩn cấp — do sự thiếu kinh nghiệm vận hành những con tàu như vậy. Năm 1957, khi đang cố gắng nổi lên ở Bắc Cực, tàu nguyên tử đã đâm vào một tảng băng trôi và làm hỏng kính tiềm vọng. Chỉ một năm sau đó tàu mới chinh phục được mốc này, «Nautilus» là con tàu đầu tiên trong lịch sử tự bơi được đến Bắc Cực.

Tàu tên lửa nhỏ Grad Sviyazhsk phóng tên lửa Kalibr trong buổi diễn tập tổng kết của nhóm tàu chiến Hạm đội Caspian - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được trang bị tên lửa "Kalibr"

Đồng thời, trong quá trình trực chiến, năng lượng bị rò rỉ, và sau đó đã bốc cháy do tấm cách nhiệt tuabin cao áp bắt lửa. Không có thương vong. Năm 1966, « Nautilus” va chạm với tàu sân bay USS Essex, đâm vào thân tàu phía đưới mớn nước. Con tàu đứng yên, và quay về căn cứ với một hàng rào bị cắt xén.

Câu trả lời của Liên Xô

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên Xô B-3 - «Leninskiy Komsomol», chạy nhanh hơn và lặn sâu hơn: 30 hải lý / giờ, 300 mét. Hệ động lực hai trục, gồm hai lò phản ứng làm mát bằng nước. Thủy thủ đoàn - 104 người, thời gian hoạt động dưới nước đạt kỷ lục hai tháng so với một tháng của "Nautilus".

Các chiến lược gia Liên Xô ban đầu quan niệm tàu này để tấn công ngư lôi hạt nhân cỡ lớn vào các căn cứ hải quân Mỹ, nhưng sau đó đã quyết định trang bị 8 ống phóng lôi tiêu chuẩn. Cơ số - 20 ngư lôi thông thường và 6 quả đạn có đầu đạn hạt nhân 15 kiloton. 

© Ảnh : Public DomainTàu ngầm K-3 "Leninsky Komsomol".
Những con cá mập nguyên tử: Leninskiy komsomol so với Nautilus - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm K-3 "Leninsky Komsomol".

Tàu bắt đầu trực chiến vào năm 1961. Một năm sau, «Leninskiy Komsomol» thực hiện một chuyến đi dài dưới lớp băng ở Bắc Cực, có rủi ro rất lớn. Độ dày của lớp băng phía trên tàu ngầm lên tới 25 mét. Việc tìm kiếm vị trí để nổi lên từ dưới lớp băng dày đặc biến thành một nhiệm vụ rủi ro. Chiếc tàu di chuyển nặng nề và tiếng ồn chân vịt phản xạ ra khỏi lớp băng làm xáo trộn việc dò đường bằng theo dõi âm thanh. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ - vào ngày 17 tháng 7 năm 1962, «Leninskiy Komsomol» nổi lên ở khu vực Bắc Cực.

Tổng cộng, tàu ngầm hạt nhân đã thực hiện 7 nhiệm vụ chiến đấu, tham gia cuộc tập trận "Phương Bắc" của các quốc gia Hiệp ước Warsaw. Sáu lần ban chỉ huy Hạm đội Bắc tuyên bố trao giải "tàu ngầm xuất sắc". 228 thủy thủ phục vụ trên tàu B-3 trong những năm khác nhau đã được trao huân huy chương.

Tàu ngầm K-21 của Hạm đội Bắc thuộc Hải quân Liên Xô - Sputnik Việt Nam
"Câu chuyện hư cấu". Nhà phân tích chính trị về "cuộc chiến" của NATO chống lại tàu ngầm Liên Xô

Tuy nhiên, có những trang bi thảm trong lịch sử tàu «Leninskiy Komsomol». Vào ngày 8 tháng 9 năm 1967, trong một nhiệm vụ trực chiến ở biển Na Uy, xảy ra đám cháy ở khoang thứ nhất và thứ hai. 39 thủy thủ hy sinh. May mắn thay, đã tránh được vụ nổ ngư lôi và tàu tự quay trở về căn cứ.

Cả «Nautilus» và «Leninskiy Komsomol» đều trở thành biểu tượng bắt đầu kỷ nguyên của các hạm đội tàu ngầm hạt nhân đầy uy lực. Ngày nay, các cường quốc quân sự hàng đầu trang bị các tàu ngầm chạy nhanh hơn và kỹ thuật tiên tiến hơn, nhưng tất cả chúng đều bắt nguồn từ các tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên Xô và Mỹ.

Chính trên những con tàu này, các thủy thủ đã học cách xử lý lò phản ứng hạt nhân và chiến đấu và giải quyết các khiếm khuyết ban đầu. Không phải mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, nhưng giờ đây, sau nhiều thập kỷ, người ta chỉ có thể ngưỡng mộ sự can đảm của các thủy thủ, những người đầu tiên thực hiện các chuyến hải hành dài ngày trên những con tàu hạt nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала