Ngành ngân hàng Việt Nam có động lực lớn để phát triển

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 1/10, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký kết hiệp định để thực hiện dự án "Tăng cường sự lành mạnh và phát triển của ngành ngân hàng" trị giá 2,2 triệu USD do Chính phủ Thụy Sĩ viện trợ.

Dự án phát triển ngành ngân hàng

Khoản tài trợ không hoàn lại trị giá 2,2 triệu thuộc chương trình 8 triệu USD “Tăng cường Sự lành mạnh và Phát triển của ngành Ngân hàng” do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ và WB quản lý.

Dự án nhằm mục đích giúp Ngân hàng Nhà nước đưa ra các dự đoán chính xác và nâng cao khả năng chống chịu tốt hơn trước những khó khăn trong việc giải quyết các hạn chế về mặt cấu trúc trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời, thỏa thuận này góp phần nâng cao năng lực giám sát phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ tốt trên thế giới. Ngoài ra còn hỗ trợ phát triển thị trường nợ và nâng cao năng lực cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) để có thể xử lý các khoản nợ xấu và các ngân hàng yếu kém.

Dự án chủ yếu tập trung vào bốn 4 trụ cột chính nhằm tăng cường: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và quy định khu vực ngân hàng; khuôn khổ thanh tra, giám sát và quản lý ngân hàng; xử lý nợ xấu và hỗ trợ các ngân hàng; khuôn khổ ổn định tài chính và an toàn vĩ mô.

“Chúng tôi cam kết sẽ huy động các nguồn lực cần thiết nhằm đảm bảo Dự án được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả theo các mục tiêu đã đề ra”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 16/11.  - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức "ra tay" đẩy lùi tín dụng đen

Theo thông tin tại lễ ký kết, Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các cải cách đã được đặt ra trong Kế hoạch Tái cơ cấu Ngân hàng giai đoạn 2016-2020 và Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng 2025.

Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione phát biểu:

“Là lĩnh vực lớn nhất của hệ thống tài chính của Việt Nam, ngành ngân hàng lành mạnh có tính chất quyết định đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của quốc gia. Qua việc chia sẻ những kinh nghiệm phát triển ngành ngân hàng tốt nhất, chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện thành công các cải cách cơ cấu đã cam kết”.

Hiện tại, thách thức của ngành ngân hàng Việt Nam bao gồm các vấn đề về chất lượng tài sản, mức độ vốn hóa còn yếu và những khó khăn về khuôn khổ pháp lý gây cản trở đầu tư. Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam có mức chi phí hoạt động cao hơn và phải dự phòng nhiều hơn cho các khoản nợ xấu.

Ngành ngân hàng đang được cải tổ theo định hướng thị trường, dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc tế, và cơ chế giám sát ổn định tài chính mạnh mẽ hơn.

Ngân hàng Thế giới hợp tác cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tăng cường khuôn khổ pháp lý cho ngành ngân hàng, đặc biệt là Luật các Tổ chức tín dụng và thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.

Những đóng góp khác của Thụy Sĩ tại Việt Nam

Đầu năm 2018, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới, ông Ousmane Dione và Đại sứ Thụy Sĩ, bà Beatrice Maser Mallor đã đi thăm các dự án xây dựng kè sông do Ngân hàng Thế giới và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ trợ giúp. Sự hỗ trợ của SECO đã đóng góp quan trọng vào nhiều mặt trong công tác phòng chống và xử lý hậu quả lũ lụt tại Cần Thơ tại thời điểm đó.

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào 2029?

Hai người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực ứng phó của đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng.

“Thụy Sĩ cam kết hỗ trợ phát triển đô thị theo hướng bền vững và có khả năng ứng phó cao với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Chính quyền thành phố cần phân bổ đầy đủ nguồn lực để vận hành và duy trì hệ thống quy hoạch và quản lý rủi ro lũ lụt mới xây dựng này,” Đại sứ Beatrice Maser Mallor nói.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới còn đồng ý hợp tác với các đối tác giải quyết các vấn đề ưu tiên như quy hoạch đô thị, quản lý quá trình tăng dân số, sử dụng đất, phát triển bền vững hạ tầng, môi trường và xử lý thảm hoạ một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала